Nếu một người đã có bằng giáo lý hôn nhân muốn kết hôn lần thứ hai, thứ ba thì cũng không cần phải thi lại mà có thể dùng bằng giáo lý hôn nhân hiện có để có thể làm lễ tại nhà thờ một cách bình thường. Vậy Bằng giáo lý hôn nhân có thời hạn bao lâu? Hãy cùng Nào Tốt Nhất tham khảo qua các thông tin ngay bên dưới.
Bằng giáo lý hôn nhân có thời hạn bao lâu
Hiện tại không có một quy định nào nêu cụ thể về vấn đề thời hạn sử dụng của bằng giáo lý hôn nhân đươc sử dụng trong thời gian bao lâu. Tuy nhiên từ xưa đến nay thì chưa có bất cứ ai phải học giáo lý hôn nhân lần thứ hai, có nghĩa là một người chỉ cần học và thi bằng giáo lý hôn nhân một lần là được.
Trong trường hợp nếu một người đã có bằng giáo lý hôn nhân muốn kết hôn lần thứ hai, thứ ba thì cũng không cần phải thi lại mà có thể dùng bằng giáo lý hôn nhân hiện có để có thể làm lễ tại nhà thờ một cách bình thường. Do đó có thể nói bằng giáo lý hôn nhân không hề có quy định về thời hạn hoặc cũng có thể hiểu là bằng giáo lý hôn nhân có thời hạn mãi mãi.
Người khác đạo có cần học giáo lý hôn nhân không?
Đối với những người kết hôn khác đạo tức là một trong hai là người Công Giáo, ví dụ như người thanh niên là người Công Giáo, người nữ là theo đạo Phật thì vẫn phải học Giáo lý Dự tòng theo luật bình thường vì học giáo lý ở đây nhằm mục đích hiểu và thông cảm cho người bạn đời của mình sau này nếu có đi sinh hoạt tôn giáo.
Để có thể học được giáo lý hôn nhân, những người ngoại đạo có thể đến bất cứ nhà thờ nào gần với nơi mình sinh sống nhất để đăng ký theo học. Đối với những người khác đạo muốn theo công giáo thì phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng.
>> Xem thêm Xếp hạng Độ nổi tiếng của các thành viên Twice Hút Fan Nhiều Nhất ngay tại đây!
Bằng giáo lý hôn nhân có mua được không
Để có thể kết hôn trong đạo, các bạn cần phải học giáo lý hôn nhân để xuất trình với linh mục khi muốn tổ chức hôn lễ tại nhà thờ. Muốn được cấp giấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân này bạn phải làm đơn đăng ký và tham dự đầy đủ các buổi học tại nhà thờ.
Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ phải trải qua làm bài thi để đủ điểm đậu vào cuối khóa học và được cấp bằng giáo lý hôn nhân. Các bạn cũng có thể học trước để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối, hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn là phải có chứng chỉ trước ngày cưới.
Sau khi bạn đã được cấp chứng chỉ, kể cả sau khi bạn kết hôn, bạn vẫn phải đến nhà thờ vào các ngày chủ nhật để làm lễ và tham dự các buổi lễ của công giáo, cũng phải đọc kinh các kiểu. Và thỉnh thoảng vẫn được các cha xứ hỏi về giáo điều. Do đó, bạn phải chắc chắn hiểu biết về những nội dung được học trong khóa giáo lý hôn nhân.
Như vậy, có thể kết luận là bằng giáo lý hôn nhân không mua được. Bạn chỉ được cấp bằng này khi đã trải qua các buổi học dưới sự giám sát của các linh mục.
Thời gian để học khóa giáo lý hôn nhân
Thời gian học Giáo lý Hôn nhân trung bình là khoảng 03 tháng, hoặc có thể dài hơn tùy theo mỗi nơi ấn định việc học mỗi tuần 1 buổi hay 3 buổi/tuần. Học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học lớp Giáo lý Hôn nhân nhưng nếu người nam và người nữ khác Đạo thì cần phải làm thêm một đơn nữa, gọi là “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”.
Lưu ý: Đơn trên phải được Đức Giám Mục ban phép chuẩn, vì vậy cần phải liên hệ với Linh mục thuộc giáo phận để biết thêm chi tiết. Nếu bạn muốn hiểu rõ về minh hoạc cụ thể thời gian học khóa giáo lý hôn nhân thì có thể xem trên trang mạng xã hội youtobe để biết thêm chi tiết.
>> Xem thêm Cách Xóa Chữ ID Tiktok trên Video điện thoại Iphone ios android ngay tại đây
Nội dung của khóa học giáo lý hôn nhân
Nội dung của giáo lý hôn nhân bao gồm: Giáo luật và thủ tục Hôn Phối; tình yêu, tình dục và sự hòa hợp trong hôn nhân, đạo hiếu; và cách giáo dục con cái… tất cả đều hướng đến cái thiện, sự tôn kính Thiên Chúa; coi trọng hôn nhân, gia đình.
Theo Giáo lý Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì để có thể tham gia thi và nhận bằng giáo lý hôn nhân, mọi người cần phải học đầy đủ các mục của khóa học giáo lý hôn nhân bao gồm 21 bài được chia làm 2 phần như sau:
Phần 1: Ơn gọi Hôn Nhân (12 bài)
+ Bài 1: Ơn gọi Hôn Nhân trong chương trình của Thiên Chúa
+ Bài 2: Hôn Nhân Công Giáo
+ Bài 3: Giáo luật về Bí tích Hôn phối
+ Bài 4: Hôn Nhân khác tôn giáo
+ Bài 5: Các thủ tục và nghi Lễ Hôn Phối
+ Bài 6: Sống thời kỳ đính hôn
+ Bài 7: Tình yêu vợ chồng
+ Bài 8: Tính dục và Hôn Nhân
+ Bài 9: Hòa hợp vợ chồng: Sự khác biệt giữa nam và nữ
+ Bài 10: Hòa hợp vợ chồng: Triển nở trong tình yêu
+ Bài 11: Hòa hợp vợ chồng: Giải quyết những xung đột
+ Bài 12: Sự phân ly vợ chồng
Phần 2: Gia đình là Hội Thánh tại gia (9 bài)
+ Bài 13: Gia Đình là Hội Thánh tại gia
+ Bài 14: Linh đạo Hôn Nhân và gia đình
+ Bài 15: Các bí tích trong đời sống Hôn Nhân và gia đình
+ Bài 16: Cầu nguyện trong gia đình
+ Bài 17: Sinh con có trách nhiệm
+ Bài 18: Giáo dục con cái
+ Bài 19: Đạo hiếu
+ Bài 20: Những ngày lễ của gia đình
+ Bài 21: Gia đình và xã hội
>> Xem thêm TOP Filter Sticker For Google Meet trên điện thoại cho học sinh online đẹp nhất ngay tại đây!
Giáo lý hôn nhân có mấy phần
Giáo lý hôn nhân của đạo công giáo gồm có 3 phần, đó là giáo lý đạo, bí tích hôn nhân và những điều cần tin, làm và giữ. Như thông tin mà Nào Tốt Nhất vừa cập nhật được thì mỗi phần sẽ có một nội dung và ý nghĩa riêng, các bạn sẽ được cha sứ giải thích kĩ cũng như sẽ có những ví dụ cụ thể trong quá trình học giáo lý hôn nhân tại nhà thờ.
Giáo lý đạo
Phần này sẽ được học về những kiến thức cơ bản của công giáo cùng với việc thực hành đức tin trong đời sống hôn nhân gia đình. Bạn sẽ được các linh mục giảng giải về những vấn đề liên quan đến chúa trời, về quá trình lịch sử từ bao lâu. Đồng thời là sự thờ chúa, đức tin và những vấn đề liên quan khác.
Bí tích hôn nhân
Điều kiện để chịu bí tích hôn nhân:
+ Hai người đã chịu phép rửa tội trước đó. Nếu một trong hai người là dân ngoại đạo thì phải có phép chuẩn của chính quyền địa phương hay vị được ủy quyền. Phép chuẩn này sẽ được bên công giáo thông báo về lời cam kết sẽ rửa tội và giáo dục con theo đạo công giáo, và bên kia phải kính trọng và giúp cho bên có đạo giữ được lời cam kết.
+ Phải đủ tuổi theo giáo luật nam 16 nữ 14. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tuân theo luật hôn nhân và gia đình của nhà nước là không được kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.
+ Hai bên nam nữ tự nguyện lấy nhau, không chịu sự đe dọa hay ép buộc nào của cha mẹ..
+ Tuyên bố lấy nhau theo nghi thức giáo hội, trước mặt linh mục cùng hai người chứng.
+ Hai người không mắc ngăn trở nào về bí tích như họ hàng không được lấy nhau từ ba đời trở lên, họ thân quyến không được lấy nhau từ hai đời trở lên, họ thiêng liêng như con đỡ đầu không được lấy bố mẹ đỡ đầu. Điều này sẽ được linh mục điều tra xem có ngăn trở nào không và sẽ giúp bạn giải quyết. Linh mục có thẩm quyền là linh mục đàng trai hay đàng gái theo lời xin và đàng trai hay gái phải cư ngụ và ghi danh vào cộng đoàn không quá 6 tháng.
Những điều cần tin, làm và giữ
Hai bạn cần phải trải qua các nghi thức hôn nhân. Đó là trước mặt linh mục và hai nhân chứng, cả hai sẽ tuyên bố ưng thuận lấy nhau. Sau đó sẽ tiếp tục tiến hành các nghi thức trao nhẫn cưới,… và thề nguyện giữ vững đức tin, sẽ thực hiện đúng với giáo lý hôn nhân đã học.
Hy vọng các thông tin mà Nào Tốt Nhất đã cung cấp tại bài viết trên sẽ giúp mọi người giải đáp rõ được thắc mắc về Bằng giáo lý hôn nhân có thời hạn bao lâu và các thông tin liên quan. Nếu không phải là người trong đạo thì bạn cũng sẽ hiểu thêm được các thông tin về Người khác đạo có cần học giáo lý hôn nhân không? Bằng giáo lý hôn nhân có mua được không?
Xem thêm: