Cách nhận xét về bài thuyết trình của người khác, nhóm khác

Photo of author

By Nhi Nhi

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng vô cùng cần thiết hiện nay. Nó giúp bạn tự tin, thành công hơn trong học tập và sự nghiệp thăng tiến nhanh. Vậy để nhận xét một bài thuyết trình của người khác, nhóm khác có tốt hay không cần dựa vào tiêu chí gì? Cùng Naototnhat.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng. Là quá trình truyền đạt trực tiếp các thông tin như: chiến lược, quan điểm, suy nghĩ, lĩnh vực,… cần thiết đến với người nghe. Nhằm giúp người nghe chấp nhận quan điểm của mình, và thực hiện theo kế hoạch mà mình đề ra.

Kỹ năng thuyết trình quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Nó giúp một cá nhân có thể tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi đứng trước đám đông, nhằm nâng cao kỹ năng và quan điểm riêng của mỗi cá nhân trong một tập thể, doanh nghiệp.

Cách nhận xét về bài thuyết trình của người khác, nhóm khác

Cách nhận xét về bài thuyết trình của người khác, nhóm khác

Trong một bài thuyết trình, để gây ấn tượng với người nghe, người xem, bài thuyết trình cần phải có sức lôi cuốn nhất định ngay từ ban đầu. Một số tiêu chí nhằm giúp người nghe nhận xét về bài thuyết trình của người khác, nhóm khác:

Kiểm tra thông tin đưa ra

Những nội dung bạn đưa ra, muốn đề cập tới, cần được xem trước mức độ chính xác của nó, ngữ pháp có đúng không,… Hãy chắc chắn rằng, thông tin mà mình đưa ra là hoàn toàn chính xác, để người khác khi xem bài thuyết trình sẽ có sự tin cậy hơn.

Thực hành thử trước

Nếu chắc chắn về một bài thuyết trình hoàn hảo. Hãy bắt đầu đứng trước gương và tập tành thuyết trình. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè cùng phòng để cùng góp ý cho bài thuyết trình của mình.

Thông tin trình chiếu đủ ý, ngắn gọn

Những gì bạn soạn ra và trình chiếu cho người khác xem đều là các ý chính, đơn giản là các từ khoá. Để khi thực hiện việc thuyết trình, bạn sẽ nói những gì bạn chưa viết ra và trình chiếu đó. Nó sẽ làm bài thuyết trình của bạn thêm hay và hấp dẫn hơn.

Chú ý giao lưu bằng mắt khi thuyết trình

Việc quan trọng khi thuyết trình, là con mắt của bạn luôn hướng về phía người xem, người nghe. Bạn cần quan sát thái độ, và cảm nhận của người khác. Tránh việc nhìn chằm chằm vào slide hoặc tài liệu của mình. Đây là hành động trong mắt người khác, bạn là người thiếu tự tin, và biểu hiện bạn đang khá lo lắng.

Lưu lại vài bản sao

Đôi khi bài thuyết trình của bạn sẽ gặp trục trặc hoặc một lỗi gì đó trong lúc trình bày. Vì vậy, hãy lưu lại vài bản sao của bài thuyết trình, có thể gửi email cho chính mình để tránh các tình trạng rắc rối trên.

Thời gian thuyết trình

Mỗi một bài thuyết trình đều có thời gian trình bày nhất định. Nên cần thực hiện trước, để kiểm soát việc thuyết trình diễn ra đúng thời gian được đưa ra.

Tạo tương tác để bài thuyết trình cuốn hút hơn

Bài thuyết trình hay và lôi cuốn khi người khác vẫn còn kiên trì và tỉnh táo để xem bạn trình bày. Bạn có thể đặt ra vài câu hỏi để người xem có thể trả lời và cùng góp ý với mình. Bên cạnh đó, việc trình chiếu một video sẽ giúp bạn ghi điểm cao trong mắt người xem.

Tự tin và nở nụ cười

Trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng phải thể hiện mình là người tự tin và vui vẻ. Đó là cách để cuộc trình bày của bạn trở nên thuyết phục hơn. Sau khi kết thúc bài thuyết trình, hãy nói lời cảm ơn đến người đã nghe hết bài thuyết trình của bạn.

Hãy là người tiên phong đầu tiên

Trở thành người đầu tiên thuyết trình sẽ giúp bạn ít áp lực hơn, ít bị so sánh hơn. Ngoài ra, việc thực hiện đầu tiên, giúp bạn nhận được nhiều ấn tượng tốt trước mắt người khác.

Trên đây là các tiêu chí nhằm giúp nhận xét về một bài thuyết trình của người khác, nhóm khác. Bạn có thể dựa vào những tiêu chí này để có một bài thuyết trình hiệu quả hoặc có được những lời nhận xét chuẩn nhất đối với bài thuyết trình khác.

Cách mở đầu bài thuyết trình lôi cuốn người nghe

Mở đầu của bài thuyết trình luôn rất quan trọng, nó giúp người khác có thể chú tâm vào bài thuyết trình của mình. Một phần nhằm khuấy động không khí, gạt bỏ sự uể oải, mất tập trung từ các tác động bên ngoài. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

+ Mở đầu bằng một câu chuyện hài hước, vui vẻ nào đó

+ Đặt các câu hỏi bất ngờ, chẳng hạn như có phần thưởng.

+ Điều chỉnh giọng nói, tác phong thuyết trình gây ấn tượng nhất

+ … …

Cách kết thúc bài thuyết trình gây ấn tượng mạnh

Để kết thúc một bài thuyết trình gây ấn tượng mạnh mẽ và khó quên trong lòng người xem, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

+ Hãy trả lời câu hỏi: Mục đich cho buổi thuyết trình này là gì? Để có thể kết thúc buổi thuyết trình dễ dàng hơn.

+ Cần chú trọng vào từng câu chữ, giọng nói, tăng năng lượng cho từng câu chữ khi kết thúc bài thuyết trình. Nhằm giúp người khác hiểu được mong muốn của bạn là gì.

+ Hãy tóm tắt nội dung chính trong bài thuyết trình của bạn

+ Có thể kể một câu chuyện liên quan tới thông điệp bạn trình bày

+ Tiếng cười luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng để gây ấn tượng tốt cho người khác. Vì vậy, hãy kết thúc buổi thuyết trình với một chủ đề gì đó hài hước, vui nhộn như: một bài thơ, một bài nhạc, một câu chuyện,…

+ Một số câu hỏi giúp truyền cảm hứng cho người xem.

Làm gì khi có người vỗ tay cho bài thuyết trình của mình?

Bạn có một bài thuyết trình tốt và hiệu quả. Sau khi kết thúc cuộc trình bày, nhiều khán giả sẽ vỗ tay khích lệ cho bài trình bày của bạn. Lúc này, hãy nhìn thẳng vào họ và nói lời “cảm ơn“. Đây là một dấu hiệu tốt, rằng họ đồng tình, cổ vũ cho bài thuyết trình của bạn.

Ngoài ra, nếu có thể được, hãy đến và bắt tay với những người đang đứng gần bạn. Sau cùng là có thể ôm một cái ôm thân thiện với người dẫn chương trình, để nhường lại vị trí cho người khác.

Trên đây là một số cách giúp Nhận xét về bài thuyết trình của người khác, nhóm khác chuẩn nhất. Một bài thuyết trình ấn tượng, là phải cần rất nhiều yếu tố tạo thành. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn thực hiện thành công một bài thuyết trình của riêng mình và có thể chinh phục được tất cả mọi người.