Top mỏ dầu lớn nhất Việt Nam: Mỏ Kèn Bầu, Bạch Hổ, cụm mỏ Sư tử đen, Sư tử trắng, sư tử vàng, sư tử nâu, Tê giác trắng, Lan Tây – Lan Đỏ, Rạng Đỏ, Hải Thạch – Mộc tinh, Rồng đôi và rồng đôi Tây dưới đây sẽ giúp mọi người tìm được các thông tin thú vị về vị trí địa lý, sản lượng khai thác của những mỏ dầu – niềm tự hào của Việt Nam ta.
Tìn liên quan:
Top mỏ dầu lớn nhất Việt Nam
Mỏ Kèn Bầu
Được phát hiện và bắt đầu khảo sát từ giữa năm 2019. Mỏ Kèn Bầu – được cho là lớn nhất trong lịch sử của ngành dầu khí trên Biển Đông. Tiềm năng trữ lượng khí rất lớn, ước tính từ 7 đến 9 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên (Tcf), tương đương 200 đến 255 tỷ mét khối khí tại chỗ và khoảng từ 400 đến 500 triệu thùng khí ngưng tụ (condensate).
Mỏ Kèn Bầu nằm trong Lô Dầu khí 114, hiện do công ty điều hành dầu khí ENI Vietnam BV làm nhà điều hành thông qua Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC). Theo dự kiến, Mỏ Kèn Bầu có thể đưa vào phát triển khai thác từ năm 2028,
Vị trí mỏ này gần bờ nhất so với các mỏ dầu khí khác của Việt Nam, nên khai thác sẽ thuận lợi, giá thành sẽ thấp hơn do giảm được chi phí đường ống và công nghệ tách và xử lý khí. Ngoài ra, về mặt pháp lý, Mỏ Kèn Bầu cũng không lo ngại có sự tranh chấp chủ quyền đối với các nước khác.
Về mặt chủ quyền, vị trí địa lý của mỏ nằm gần bờ, sâu trong thềm lục địa Việt Nam nên không ngại yếu tố Trung Quốc và cũng không có yếu tố Trung Quốc nào ở đây cả. Cho nên hiện nay công ty Petro Việt Nam và các đối tác sẽ là nhà thầu khoan trên mỏ này.
Mỏ Bạch Hổ
Với trữ lượng khoảng 175-300 triệu tấn.
Người Điều hành: Liên doanh Dầu khí Việt – Nga (VietsovPetro)
Là một trong những mỏ dầu được khai khoáng đầu tiên ở nước ta. Mỏ Bạch Hổ nằm cách thành phố Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, ở độ sâu khoảng 50m. Mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ có lượng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa Nam Việt Nam, chiếm hơn 80% sản lượng cho cả ngành dầu khí tại Việt Nam cho đến hiện tại.
Cụm mỏ Sư Tử Đen , Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu
- Người Điều hành: Công ty Điều hành chung Cửu Long
- Sản phẩm khai thác chính: Dầu thô và khí tự nhiên
- Sản lượng ngày: khoảng 75.000 thùng dầu và 75 triệu bộ khối khí xuất bán
Mỏ Sư tử đen: được chính thức đưa vào đề án phát triển từ năm 2008. Sau đó được chính thức đưa vòa khai thác ở 7 giếng đầu tiên thuộc lô 15.1
Mỏ Sư tử vàng: Có đề án phát triển từ năm 2005. Cuối năm 2008, công ty liên doanh điều hành Cửu Long đã chính thức công bố đưa mỏ dầu Sư tử vàng vào khai thác.
Mỏ Sư tử trắng: Được phát hiện vào năm 2003. Mỏ này nằm ở độ sâu 56m nước, cách đất liền khoảng 62km và cách Vũng Tàu khoảng 135km về phía Đông. Trữ lượng của mỏ này đạt khoảng 300 triệu thùng dầu thô và 3-4 tỷ mét khối hơi đốt. Năm 2012, Cửu Long JOC – chủ đầu tư ddax đóng nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ ở lô 15 thềm lục địa phía Nam nước ta
Mỏ Sư tử nâu: Được phát hiện vào năm 2005. Thuộc dựa án thứ 6 mà Cửu Long JOC đảm nhận khai thác. Mỏ nằm cách Vũng Tàu khoảng 180km. Mỏ cauaus trúc đặc biệt do ảnh hưởng của vận động kiến tạo nội tại.
Mỏ Tê giác trắng
Mỏ Tê Giác Trắng nằm cách Vũng Tàu 100km về phía Đông Nam, ngoài khơi, thềm lục địa Việt Nam, cách mỏ Bạch Hổ 20km và cách mỏ Rạng Đông 35km, được phát hiện vào tháng 8/2005 với giếng khoan thăm dò đầu tiên Tê Giác Trắng 1X.
Tháng 8 năm 2011, dòng khí đầu tuên từ giàn H1 thuộc mỏ Tê Giác Trắng đã bắt đầu được khai thác. Do bên điều hành là Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. Sản lượng khai thác dầu khí của mỏ Tê Giác Trắng đang ổn định 42.800 thùng dầu/ngày.
Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ
- Người Điều hành: Công ty Dầu khí Rosneft
- Sản phẩm khai thác chính: Khí tự nhiên
- Sản lượng ngày: khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ
Mỏ Lan Tây thuộc dự án khai thác lô 06.1 được phát hiện vào năm 1992 và 1993. Đây là dự án khai thác khí có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Thực hiện cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 370 km vào năm 2002.
Mỏ Lan Đỏ có đề án phát triển vào năm 2015 bởi sự tham gia của 3 nhà đầu tư lớn là TNK Vietnam, Công ty Dầu khí quốc gia Ấn Độ và Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí. Dự án ự án đã lắp đặt thành công 2 giếng ngầm ở độ sâu 185m dưới biển, kết nối với giàn Lan Tây qua 28km đường ống, khai thác khí tại mỏ Lan Đỏ với thiết kế 5 triệu m3 khí/ ngày
Mỏ Rạng Đông
Mỏ Rạng Đông được phát hiện tìm thấy dầu khí vào năm 1994 và có dòng đầu tiên vào năm1998, hiện có 6 giàn đầu giếng; 01 giàn xử lý trung tâm; 01 giàn bơm ép nước, khí; 01 giàn nhà ở, tàu chứa dầu FSO MV17 có sức chứa 350.000 thùng. Được chính thức khai thác dầu khí lô 15 – 2.
Hiện nay, mỏ Rạng Đông cho sản lượng khai thác mỗi ngày 40.000 thùng dầu; ngoài dầu thô, 50 triệu bộ khối khí đồng hành mỗi ngày được thu gom và đưa vào bờ phục vụ phát điện thông qua hệ thống đường ống Rạng Đông – Bạch Hổ
Mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh
Đây là cụm mỏ ngoài khơi xa nhất, là công trình trên biển lớn nhất do Việt Nam trực tiếp thực hiện thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, trên thềm lục địa Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 320km về phía đông nam. Dự án phát triển mỏ Hải Thạch -Mộc Tinh còn có tên gọi quen thuộc là dự án Biển Đông-1.
Với bán chát là mỏ khí Condensate cho nên việc khai thác mỏ khí condensate thường khó khăn hơn các mỏ khí thiên nhiên từ vấn đề khai thác cho tới công nghệ xử lý.Năm 2009, công ty dầu khí Biến Đông (BDPOC) thành lập dự án để phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh để mở ra một thời kỳ khai thác khí.
Mỏ Rồng Đôi và Rồng Đôi Tây
Nằm ở thềm lục địa Việt Nam, cách Vũng Tàu hơn 300 km, mỏ Rồng Đôi là liên doanh giữa Việt Nam với KNOC Hàn Quốc chuyên khai thác dầu và khí lỏng (condensate). Nằm ở vùng bồn trũng trầm tích Nam Côn Sơn.
Tính từ năm 2006 cho đến này, công ty đã đầu tư khoảng 300 triệu USD cho chương trình phát triển mỏ khí, bao gồm việc xây lắp giàn khai thác, xây dựng hệ thống kho chứa nổi, lắp đặt 60km đường ống ngầm dưới biển nối với đường ống Nam Côn Sơn và khoan thêm các giếng khai thác khí.
Chia sẻ thông tin Đầu tư dầu thô, dầu mỏ tại web: InfoFinance.VN
Trên đây là top mỏ dầu lớn nhất Việt Nam mà NaoTotNhat.com đã tổng hợp và đánh giá dựa trên internet hy vọng đã giúp mọi người đã có những thông tin thú vị phù hợp với tìm kiếm của mình.
Xem thêm: