TOP 10 Nước Xuất Khẩu Gạo Lớn Nhất Thế Giới Năm 2023

Photo of author

By Nhi Nhi

Gạo luôn là lượng lương thực, thực phẩm phổ biến và quan trọng, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, nhằm mục đích tiêu thụ khác nhau. Đặt biệt, loại lương thực, thực phẩm này tại Việt Nam cũng là mặt hàng chủ lực, giúp nền kinh tế đất nước phát triển. Cùng naototnhat.com tìm hiểu về 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới dưới đây, để hiểu hơn về thị trường xuất – nhập khẩu gạo trên thế giới nhé!

Ấn Độ (14,56 triệu tấn)

Đứng đầu trong danh sách này chính là quốc gia Ấn Độ. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới với 14,56 triệu tấn gạo được xuất khẩu ra thị trường các nước khác như: Iran, UAE, Hoa Kỳ, Yemen, Bangladesh, Senegal,…

Chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu hiện nay. Gạo Ấn Độ với giá rẻ hơn các nhà xuất khẩu khác và nhu cầu gạo của thế giới tăng lên trong dịch Covid-19, cùng hạ tầng cảng biển của Ấn độ được mở rộng, giúp quốc gia này nhanh chóng nhận được các đơn hàng gạo, và xếp đầu top xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Thái Lan (7,54 triệu tấn)

Đứng vị trí số 2 chính là đất nước Thái Lan với lượng xuất khẩu gạo lên tới hơn 7,54 triệu tấn gạo. Do nhu cầu sử dụng của các nước tăng mạnh, gạo Thái lan chủ yếu xuất khẩu sang các quốc gia như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Phi,…

Đồng thời, do đồng bạt nội tệ Thái Lan mất giá, giúp giá gạo của quốc gia này giảm đi khá nhiều, tạo tính cạnh tranh hơn trên thị trường gạo quốc tế.

Việt Nam (6,37 triệu tấn)

Ở Việt Nam, gạo chính là sản phẩm nông sản quan trọng và chủ lực. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Do tình hình dịch Covidd-19 những năm này tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới cũng ở mức cao nhất. Việt nam xuất khẩu gạo trên 150 quốc gia khác nhau trên thế giới, chiếm 15 % tổng lượng gạo toàn cầu, và thu về khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2019.

Ngoài ra, Việt Nam đang chuyển sang sản xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao và có giá trị tăng vọt trên thị trường. Đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng gạo trên thị trường Hàn Quốc, Mỹ, EU.

Với những nỗ lực to lớn, vượt qua những khó khăn thiên tai, dịch bệnh, Việt Nam luôn giữ vững kim ngạch xuất khẩu gạo hàng đầu. Giúp kinh tế nông nghiệp trong nước phát triển, đảo bảo an ninh lương thực quốc gia.

Pakistan (4,8 triệu tấn)

Trong những năm gần đây, việc xuất khẩu gạo của Pakistan cũng được phát triển mạnh mẽ, lượng gạo đưa ra nước ngoài lên tới 4,8 triệu tấn. Được biết đây là quốc gia có lượng lương thực vô cùng lớn, hưởng lợi từ canh tác hữu cơ lúa basmati chất lượng, Pakistan mang tới sản lượng gạo basmati vô cung lớn cho các đơn hàng trên quốc tế.

Mỹ (3,5 triệu tấn)

Xếp vị trí tiếp theo trong danh sách này chính là quốc gia Mỹ, một cường quốc về kinh tế có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo trong một năm, chiếm lĩnh thị phần ở Mexico hơn 70% lượng gạo mỗi năm, bên cạnh đó, cũng chiếm một số thị phần ở Trung Mỹ và Venezuela.

Trung Quốc (1,2 triệu tấn)

Là một trong những quốc gia có dân số đông nhất, việc sản xuất gạo nhiều nhất, và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới cũng là điều hiển nhiên. Đây cũng là quốc gia có lượng dự trữ gạo lớn nhất và xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Thị trường mà Trung Quốc nhập khẩu gạo vào là các khu vực như: Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông, Châu Phi,…

Brazil (hơn 1 triệu tấn)

Với hơn 1 triệu tấn gạo xuất khẩu hằng năm, Brazil là một quốc gia nằm trong top những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Brazil là các nước: Cuba, Costa Rica, Peru, Venezuela, Sierra Leone, Nicaragua,..

Uruguay (Hơn 1 triệu tấn)

Nền kinh tế Uruguay phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản. Là quốc gia đứng đầu Mỹ La Tinh về xuất khẩu gạo ra thị trường quốc tế. Uruguay có dân số ít, nên lượng tiêu thụ gạo khá thấp, do đó, việc xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới khá cao chiếm 95% sản lượng gạo của đất nước hằng năm. Đem lại nguồn thu lớn và sự phát triển kinh tế Uruguay tới nay.

Ý (hơn 780 nghìn tấn)

Mỗi năm Ý sản xuất ra khoảng 1,4 triệu tấn gạo, một nửa trong số này được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu. Là quốc gia có lượng xuất khẩu gạo lớn đứng thứ 9 trên toàn thế giới.

Hiện nay, quốc gia Ý đang đẩy mạnh tăng sản lượng các giống lúa nhập ngoại, chất lượng cao và giảm bớt các giống lúa truyền thống. Giá gạo của Ý cũng được tăng lên đáng kể, giúp nông dân của Ý có nhiều điều kiện hơn trong việc trồng lúa, và lượng sản xuất gạo sang các nước khu vực Châu Âu cũng lớn hơn.

Campuchia (690,8 nghìn tấn)

Thuộc khu vực Đông Nam Á, đứng sau Việt Nam với lượng xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Hằng năm, Campuchia xuất khẩu hơn 690,8 nghìn tấn gạo cho 60 quốc gia trên thế giới, với 40 quốc giá EU, Trung Quốc, 6 nước Asean và các quốc gia khác của các Châu Lục trên thế giới.

Là nông sản chủ yếu của nền nông nghiệp Campuchia, Campuchia có diện tích đất trồng lúa khoảng 3,4 triệu hecta. Hằng năm, lượng nông sản này cũng tăng mạnh và xuất khẩu số lượng rất lớn. Ngoài ra, đây cũng là quốc gia có lượng lớn thóc xuất khẩu sang các nước quốc tế, đem lại nguồn thu quan trọng cho đất nước. Sản lượng thóc vào năm 2020 đạt mức 10,93 triệu tấn, xuất khẩu ra các nước 2,89 triệu tấn, đem về tổng giá trị 723,48 triệu USD cho quốc gia.

Trên đây là top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mà naototnhat.com đã tổng hợp và phân tích đánh giá dựa trên nhiều nguồn internet. Nông sản này luôn là mặt hàng thiết yếu và vô cùng quan trọng trên các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia có thể sử dụng gạo để chế biến những sản phẩm khác nhau. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường xuất khẩu gạo trong nước, cũng như thị trường xuất khẩu gạo của các nước khác trên thế giới hiện nay.