Gãy xương chân là một trong những chấn thương thường gặp trong cuộc sống. Để cho vùng xương bị gãy được hồi phục như ban đầu, đòi hỏi mọi người phải tuân thủ theo quy trình điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý với những dưỡng chất cần thiết cũng vô cùng quan trọng và được người bệnh cũng như người chăm sóc quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được người gãy xương chân nên ăn gì và kiêng ăn gì.
Bất tiện khi gãy chân
Xương là một trong những bộ phận quan trọng, giúp che chở cho cơ thể. Chính vì vậy, một khi xương bị gãy, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống. Tùy theo lực tác động, vị trí xương và sức khỏe của người bệnh mà tình trạng xương bị gãy ở mức độ nặng hay nhẹ sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.
Đặc biệt, gãy xương ở chân mang đến cho bạn nhiều bất tiện nhất, bởi khi chân bị gãy, ngoài việc xương bị tổn thương thì các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương.
Nhưng dù mức độ nào thì bạn cũng phải ngừng vận động trong một thời gian dài. Do vậy, sau mổ, bó bột người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp bằng các phương pháp vật lý trị liệu và bổ sung chế độ ăn uống phù hợp.
Người bị gãy xương cẳng chân nên ăn gì?
Khi bị gãy xương, đặc biệt là xương chân, cơ thể chúng ta cần một lượng protein và canxi lớn để xương nhanh hồi phục. Để canxi được hấp thụ dễ dàng thì vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Để giúp protein chuyển canxi tới khung xương một cách hiệu quả giúp xương nhanh hồi phục thì cần có vitamin K. Do đó để xương nhanh liền, chúng ta cần phải bổ sung đầy đủ lượng vitamin D,K, canxi, protein, kẽm, magie…. Những dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm sau đây mà người bệnh cần tăng cường bổ sung.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin
Vitamin B6 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khung xương. Bên cạnh đó, vitamin B12 còn hỗ trợ các tế bào xương hoạt động tích cực. Những bệnh nhân đang chữa trị xương khớp, đặc biệt là gãy xương có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như thịt bò, cá hồi, cá thu, tôm , trứng, sữa, …v.v.
Đây là những loại thức ăn bổ sung vitamin hiệu quả giúp xương hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, người bị gãy xương cũng nên bổ sung các loại trái cây và rau xanh như : ớt chuông, súp lơ, cà chua, đu đủ, xoài, dưa và các loại đậu. Đây không những chỉ là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do giúp xương nhanh lành.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một trong những thành phần dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp của con người. Để xương được liền lại nhanh chóng, người bệnh cần bổ sung một lượng lớn canxi giúp tái tạo xương hiệu quả.
Ngoài ra, canxi còn giúp xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều canxi như cá hồi, cá mòi, sữa tươi, phô mai, sữa chua, bắp cải, hạt vừng… Chúng có hàm lượng canxi dồi dào, đặc biệt phù hợp cho người đang điều trị gãy xương. Ngoài những thực phẩm trên, bệnh nhân bị gãy xương có thể bổ sung canxi bằng cách uống sữa tươi mỗi ngày.
Thực phẩm giàu magie, photpho
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, các loại thực phẩm chứa thành phần magie, photpho có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị gãy xương. Sau canxi, magie được xem là chất quan trọng có thể tham gia vào quá trình cấu tạo xương, giúp hồi phục vùng xương bị gãy.Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều magie như cá thu, cá trích, cá chép, tôm, sữa, ngũ cốc, rau xanh, hạnh nhân…
Bên cạnh đó, photpho cũng là khoáng chất cần thiết cho xương bị gãy. Photpho chứa nhiều trong các loại thực phẩm như : lòng đỏ trứng gà, gan bò, pho mát, yến mạch, hạt óc chó. Với những loại thực phẩm chứa nhiều photpho, khuyến cáo bệnh nhân nên chia đều ra ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
Thực phẩm giàu chất axit folic
Axit folic là một dạng của Vitamin B, có tác dụng đưa oxy nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể của con người. Chính vì tác dụng này của axit folic mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh gãy xương tích cực bổ sung axit folic cho cơ thể để dễ dàng kiểm soát quá trình hồi phục, tái tạo lại xương khớp hiệu quả.
Nhờ thành phần này, các mạch máu ở xương nhanh chóng được tái tạo và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng giúp xương bị gãy nhanh chóng phục hồi. Axit folic đặc biệt chứa nhiều trong các loại rau xanh và trái cây như: cải bó xôi, măng tây, đậu băp, chuối, cam, quý và các loại đậu…
Thực phẩm giàu chất kẽm
Kẽm là một trong những chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho sinh vật và sức khỏe của con người, giống như vitamin, kẽm là chất rất quan trọng, không thể thiếu của cơ thể. Đây là một trong những thành phần có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động mạnh mẽ để tăng cường hấp thụ canxi. Một số nghiên cứu cho thấy, kẽm giúp xương khớp được tái tạo và phục hồi nhanh hơn, hạn chế được tình trạng loãng xương.
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như : thịt bò, gà, tôm, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, tỏi… Đây là những loại thực phẩm bổ sung kẽm vô cùng hiệu quả có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người bị gãy xương. Do đó, bệnh nhân có thể tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.
[junkie-alert style=”green”] Giới thiệu bài viết tư vấn mua XE LĂN loại tốt nhất [/junkie-alert]
Người bị gãy xương chân không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt, bệnh nhân cũng nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm làm vết thương lâu lành, ngăn cản quá trình tái tạo xương khớp như:
Đồ uống có cồn và các chất kích thích
Những chất trên có nhiều trong bia, rượu, thuốc lá, chúng gây ảnh hưởng xấu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ xương khớp. Chúng làm tăng lượng axit uric – một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gút. Người bị gãy xương chân nếu sử dụng thực phẩm nhóm này sẽ làm gia tăng các cơn đau nhức và xương rất khó lành.
Ngoài ra, việc sử dụng các chất có cồn và chất kích thích kiến cho người uống không thể tự kiểm soát hành vi của mình, có thể sẽ có những vận động không mong muốn xảy ra, động đến vết thương vốn phải cố định theo chỉ thị của bác sĩ.
Nếu vết thương bị động, ngoài việc gây thêm các cơn đau cho bệnh nhân, còn khiến chúng lâu lành hơn và có nguy cơ sẽ để lại những di chứng đáng tiếc. Theo kiến nghị của bác sĩ, bệnh nhân bị gãy xương chân nên hạn chế rượu, bia, trong vòng 06 tháng đến 01 năm.
→ Xem thêm: Bồn ngâm chân loại nào tốt
Đồ uống có nồng độ cafein cao
Đồ uống có nồng độ cafein cao mà chúng ta hay gặp nhất chính là café. Một số nghiên cứu cho thấy, Cafein tốt cho bệnh nhân tiểu đường, đau tim, mất trí nhớ. Nhưng trong trường hợp gãy xương chân, cafein làm giảm hàm lượng canxi hấp thụ vào cơ thể. Khi canxi không được hấp thụ hoặc hấp thụ chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể, không thể góp phần trong việc tái tạo và phục hồi vết thương gãy chân của người bệnh.
Do đó, người bệnh trong trường hợp bị gãy chân không nên dùng đến đồ uống loại này.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ nhất là mỡ động vật hoàn toàn không tốt đối với những bệnh nhân đang chữa trị gãy xương chân. Đồ ăn nhiều dầu mỡ thường là những món ăn nhanh như gà rán, các món chiên nhiều dầu. Chất béo khi kết hợp với canxi sẽ khiến canxi không được hấp thụ mà trở thành một chất dạng bọt và bị đào thải ra bên ngoài cơ thể. Khi cơ thể không tổng hợp được canxi, những vết đứt gãy xương sẽ rất khó lành lại.
Nếu muốn việc ăn uống các chất bổ dưỡng trở nên vô tác dụng, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng dầu thực vật để nấu ăn thay cho dầu mỡ động vật, và trong thời gian điều trị bệnh, nên chế biến những món ăn thanh đạm như cháo, súp, canh, hấp, luộc, …
→ Xem thêm: trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì
Đồ ăn ngọt, béo
Đồ ăn ngọt, béo tiêu biểu như bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, socola… Mặc dù socola chứa rất nhiều dưỡng chất, trong đó có một lượng canxi dồi dào, nhưng đừng lầm tưởng đây là thực phẩm tốt cho xương. Socola chứa nhiều oxalat – một loại chất gây ức chế khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, thậm chí là tăng thải lọc canxi qua đường bài tiết, dẫn đến nguy cơ yêu xương.
Thời điểm này, người bệnh hoàn toàn không nên ăn socola. Những món ăn này có thể sẽ khiến vết thương trở nên đau nhức hơn. Nếu bệnh nhân là người có sở thích ăn vặt, nên khuyến khích bệnh nhân ăn các loại hoa quả như chuối, cam, quýt, …
Nước trà đặc
Cuối cùng trong nhóm các loại thực phẩm không nên ăn đối với người bị gãy xương chân chính là trà đặc. Nước trà không tốt cho quá trình phát triển của xương. Ngoài ra, nước trà quá đặc sẽ dễ gây mất ngủ. Trong khi đó, thời gian này bệnh nhân cần nghỉ ngơi thật nhiều, giấc ngủ sâu là điều vô cùng cần thiết cho sự hồi phục xương khớp bị gãy. Để tốt hơn cho người bệnh, nên khuyến khích bệnh nhân uống các loại nước ép trái cây và sữa.
Tùy vào độ nặng và độ phức tạp của gãy xương, cũng như thể trạng của người bệnh và các bệnh lý đi kèm mà thời gian hồi phục ở mỗi người bệnh là khác nhau. Thời gian lành xương ở chân trung bình là khoảng 2 – 3 tháng.
Để sớm hồi phục, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động và ăn uống hợp lý. Chế độ ăn cho người bị gãy xương phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị, giúp hồi phục các tổn thuơng xương.
Trên đây là những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn đối với bệnh nhân bị gãy xương chân mà người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên lưu ý để áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và đời sống tinh thần vui vẻ lành mạnh cũng sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi. Hi vọng những thông tin chúng tôi đem đến qua bài viết Người bị gãy chân nên ăn gì, kiêng ăn gì sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
Xem thêm