Cách ghi sổ theo dõi sức khỏe trẻ Mầm non mẫu hay nhất 2023

Photo of author

By Van Nguyen

Theo dõi sức khỏe khi trẻ con đi học mầm non ở trường hay ở nhà đều rất quan trọng, như vậy bạn có thể nắm bắt được tình trạng phát triển của trẻ nhỏ. Và để theo dõi chính xác và dễ hiểu nhất, dưới đây là cách ghi sổ theo dõi sức khỏe trẻ Mầm non hay nhất được Nào Tốt Nhất nghiên cứu tổng hợp, áp dụng cho giáo viên lẫn phụ huynh.

Tại sao cần theo dõi sức khỏe trẻ mầm non

Bạn cho con đi học mầm non, nơi trẻ em được tiếp xúc với nhiều bạn khác, nhiều người khác như vậy có rất nhiều mầm bệnh khác nhau. Hay đi học thì môi trường, thức ăn ở trường mầm non có thể tác động đến sức khỏe của trẻ. Nên việc theo dõi sức khỏe của trẻ con mỗi ngày hay mỗi tuần/ tháng đều rất quan trọng.

Việc ghi sổ theo dõi sức khỏe mầm non nhằm mục đích:

+ Thống kế, ghi lạ các chỉ số cơ thể của trẻ con => để biết trẻ em phát triển như thế nào

+Ghi sổ về tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu về sức khỏe => Giúp cho phụ huynh trẻ có thể biết được con mình có những dấu hiệu lạ nào để kịp thời thăm khám

+ Dữ liệu để bán sĩ có thể biết được tình trạng của trẻ khi có các vấn đề về sức khỏe

+ Giúp theo dỗi bệnh tình của trẻ, đặc biệt những bạn nhỏ có bệnh bẩm sinh ha các căn bệnh khác thì khi đi mầm non, bố mẹ cũng biết được tình trạng, diễn biến bệnh như thế nào.

Về cơ bản thì hiện nay ở một số trường mầm non đã yêu cầu ghi sổ theo dõi sức khỏe trẻ, đây là điều giúp cho phụ huynh yên tâm hơn, cũng tiện theo dõi sức khỏe của trẻ nhà mình trong suốt quá trình học.

Cách ghi sổ theo dõi sức khỏe trẻ Mầm non

Đối với ghi sổ theo dõi sức khỏe mầm non, thì có thể là sổ dành cho giáo viên hoặc sổ dành cho phụ huynh. Nhưng để tối ưu nhất thì nên sử dụng chung mẫu sổ dành cho 2 đối tượng, có nghĩa trong 1 quyển số thì bạn nên chia phần thành 2 đối tượng.

Và để ghi sổ theo dõi sức khỏe mầm non chuẩn dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Naototnhat.com mọi người có thể tham khảo.

Phần 1: Thông tin cá nhân của trẻ

Trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non thì mỗi trẻ sẽ có 1 quyển sổ cá nhân, và mọi người nhớ tổng hợp tất cả số trẻ trong lớp vào 1 file để bản thân tiện quản lý hơn.

Phần thông tin cá nhân bao gồm:

+ Họ và tên

+ Ngày tháng năm sinh

+ Địa chỉ

+ Thông tin bố mẹ

+ Số điện thoại liên lạc:

+ Tiền sử bệnh: Nếu phụ huynh có cung cấp hoặc thông báo để nhờ giáo viên theo dõi thì có thể ghi vào.

Phần 2: Lịch sử tiêm chủng

Đối với trẻ con thì có rất nhiều mũi tiêm khác nhau vào độ tuổi này. Nếu như ở trường có tổ chức chiêm chủng thì mọi người cần phải liệt kê rõ các mũi tiêm của độ tuổi đó vào. Nếu như một số bạn nhỏ không tiêm ở trường mà bố mẹ cho đi tiêm thì có thê đưa sổ cho bố mẹ trẻ để liệt kê vào tiện theo dõi.

+ Liệt kê các mũi cần tiềm theo đúng phác đồ, sau đó mỗi lần tiêm sẽ tích chọn vào ( nhớ là mỗi mũi cần phải ghi rõ thông tin ngày tháng, thuốc tiêm gì.

Trong phần tiêm chủng này cần có một số mục khác:

+ Các tiền sử bệnh của trẻ( nếu có) cần ghi vào để bác sĩ tiêm có thể biết được

+ Các vấn đề dị ứng của thuốc này kia, cái này thì bố mẹ ghi sẽ đúng và chính xác hơn.

Phần 3: Theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ

Đây là phần mà cần ghi rõ và chi tiết trong ghi sổ theo dõi trẻ nầm non. Bởi đây là thông tin để đánh giá về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn học mầm non, thông qua đó bố mẹ biết được con mình có gặp vấn đề gì về chỉ sổ phát triển hay không.

Và những thông tin gần ghi trong sổ theo dõi sức khỏe cần phải ghi rõ: Lưu ý, sổ sẽ ghi theo số tháng tổi của trẻ. Nên tính từ thời điểm trẻ bắt đầu bào mẫu giáo. Và tốt nhất là ghi theo tháng cụ thể

Ví dụ: Trẻ 24 tháng tuổi, trẻ 36 tháng tổi… các tháng sẽ có nội dung chỉ tiêu như nhau chỉ cần nhập số liệu vào là được.

Các chỉ số cần theo dõi khi ghi sổ:

+ Ngày tháng năm

+ Cân nặng

+ Chiều cao

+ Đánh giá về về cân nặng/ chiều cao

Phần 4: Những vấn đề khác về sức khỏe

Giáo viên mầm non có thể thêm mục này trong cách ghi sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm nòn, ở đây sẽ ghi chú những dấu hiệu lạ về sức khỏe của trẻ, những loại thức ăn dị ứng… về cơ bản các dấu hiệu bất thường liên quan đến trẻ khi học ở trường.

Thông qua thông tin đó các đợt khám định kỳ bác sĩ sẽ có thông tin tìm hiểu, cũng như phụ huynh có thể để ý hơn đến tình trạng của con cái mình như thế nào.

Về cơ bản thì khi ghi sổ sức khỏe trẻ em mầm non thì thông tin chính chủ yếu là lịch tiêm chủng và tình trạng cân nặng, chiều cao của trẻ… còn những nội dung khác thì cũng có thể vào nhưng nội dung sẽ được cập nhật vào các đợt khám định kỳ được bác sĩ thông tin.

Tìm hiểu thêm: TOP 10 Phần mềm, ứng dụng Học Tập miễn phí

Mẫu sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non

Hiện nay việc theo dõi sức khỏe trẻ mầm non khá đơn giản, bản thân giáo viên hay phụ huynh có thể tự thiết kế lên sổ theo dõi, hoặc theo dõi qua qua nhiều cách thức khác.

Cách tự thiết kế sổ theo dõi sức khỏe mầm non

Bản thân mọi người có thể tự mình thiết kế sổ theo dõi sức khỏe cho trẻ theo những nội dung mình mong muốn. Thông qua cách viết theo dõi sức khỏe trẻ mầm non được hướng dẫn chi tiết ở trên thì mọi người xem xét các phần cần thiết, sau đó thiết kế sổ theo mong muốn và in ra để tiện theo dõi.

Có thể thiết kết mẫu sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non bằng: PowẻPoint, Word, các phần mềm thiết kế khác… trong đó có Powerpoit có thể trang trí sổ theo sở thích của mình, có thể thêm ảnh, icon… để sổ theo dõi sinh động hơn.

Sử dụng các mẫu sổ theo dõi sức khỏe mầm non có sẵn

Các nhà sách hay trên mạng hiện nay bán khá nhiều mẫu sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non, mọi người có thể tìm thấy bất kỳ mẫu số nào mình mong muốn. Các sổ được thiết kế sẵn này đã có đầy đủ thông tin, mọi người chỉ cần ghi các số liệu mình theo dõi của từng trẻ vào là được.

Như vậy việc sử dụng mẫu sổ theo dõi sức khỏe có sẵn cũng đơn giản và nhanh chóng hơn, và bạn có thể theo cách viết sổ theo dõi sẵn đó để nhập thông tin. Giá cả các mẫu sổ theo dõi này cũng không quá cao, nên không mất quá nhiều chi phí.

App theo dõi sức khỏe trẻ em

Bữa nay hiện đại hơn hồi trước rất nhiều, những thông tin như sổ theo dõi viết tay, theo dõi qua giấy tờ không còn phổ biến. Thì nhiều trường, nhiều giáo viên cũng như phụ huynh lựa chọn theo dõi sức khỏe của con em thông qua phần mềm hoặc app.

Việc theo dõi sức khỏe trẻ em theo qua app hay phần mềm sẽ dễ dàng hơn, tiện lợi và thông minh hơn. Bởi các app đã được tính toán, tích hợp trong đó các dữ liệu tiêu chuẩn, chỉ cần người dùng nhập số liệu vào sẽ cho bạn kết quả đánh giá về tình trạng thể trọng, chiều cao và khả năng suy dinh dưỡng của bé như thế nào.

Bên cạnh đó các app còn đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng thể trọng, chiều cao cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.

Top app theo dõi sức khỏe trẻ em tốt nhất:

+ Baby Daybook

+ theAsianparent: Mang thai và nuôi con khỏe mạnh

+ Phát triển bé

+ Sổ tiêm chủng gia đình

+ Bé của mẹ – Cẩm nang làm mẹ

+ Baby Tracker

+ My Pregnancy

+ Pregnancy Tracker Week by Week

+ Con Yêu – Kiến Thức Làm Cha Mẹ

+ Bé Yêu

Trên đây là hướng dẫn chỉ tiết cách viết sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non chuẩn để mọi người có thể tham khảo qua áp dụng cho quá trình chăm trẻ của giáo viên, cũng như cho các bố mẹ tiện theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con mình như thế nào khi ở trường, cũng như ở nhà. Từ đó có kế hoạch chăm sóc con và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tìm kiếm liên quan:

  1. TOP 8 Trung tâm dạy bơi cho trẻ em Hà Nội
  2. Top 10 Link shop bán đồ trẻ em trên shopee
  3. TOP Phần mềm Quản lý Dinh Dưỡng Ăn Bán Trú