Sử dụng hiệu quả thuốc sát trùng trong thủy sản là cách làm tốt nhất để bạn nâng cao năng suất, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi thủy sản. Và ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết đâu là loại thuốc sát trùng tốt nhất, các công dụng đặc biệt của thuốc cũng như cách sử dụng sát trùng an toàn và hiệu quả hơn. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tầm quan trọng của các loại thuốc sát trùng trong thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Trong đó, tại các địa phương có diện tích mặt nước lớn đang rất phát triển các mô hình chăn nuôi thủy hải sản như nuôi tôm, nuôi cá thương phẩm cho giá trị kinh tế cao và giúp người dân ổn định cuộc sống.
Cũng giống như các ngành chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy sản muốn đạt năng suất lớn cần phải quan tâm đến các yếu tố con giống, chế độ chăm sóc và đặc biệt là việc phòng tránh dịch bệnh cho các loại thủy sản. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cần đến các loại thuốc sát trùng trong thủy sản.
Vai trò, tầm quan trọng của thuốc sát trùng thủy sản gồm:
- Tăng cường sức khỏe cho các loại thủy sản và ngăn chặn mầm bệnh.
- Cải thiện hệ tiêu hóa cho thủy sản giúp thủy sản phát triển nhanh hơn.
- Cải thiện chất lượng nước tạo ra môi trường sống lành mạnh cho các loại thủy sản khó tính và tạo điều kiện thích nghi tốt nhất.
- Hỗ trợ cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho các loại thủy sản thông qua việc cải thiện chất lượng nước đồng thời hỗ trợ thủy sản sinh sản tốt hơn…
Chúng ta có thể hiểu đơn giản thuốc sát trùng trong thủy sản là để làm sạch môi trường sống của thủy sản. Tạo ra các môi trường dễ thích nghi hơn với thủy sản đồng thời kiểm soát mọi dịch bệnh trên loại vật nuôi này. Và đây là một việc làm cấp bách có ảnh hưởng đến hiệu quả của các quá trình chăn nuôi. Bất cứ mô hình chăn nuôi thủy sản nào cũng cần sử dụng các loại thuốc sát trùng bạn nhé.
Tổng hợp các loại thuốc sát trùng trong thủy sản tốt nhất
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình những loại thuốc sát trùng trong thủy sản tốt nhất hiện nay thì hãy tham khảo một vài cái tên mà chúng tôi tổng hợp sau đây:
Thuốc sát trùng Chlorine
Đây là dòng sản phẩm thuốc sát trùng dùng trong chăn nuôi thủy sản được bán khá phổ biến. Tác dụng của thuốc là tẩy trùng ao, hồ, trang thiết bị, dụng cụ nuôi thủy sản; Diệt vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh vật trong môi trường nước nuôi tôm cá; Loại bỏ các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản.
Tuy nhiên, khi sử dụng người chăn nuôi cần chú ý là không bón vôi trước khi sử dụng chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Sử dụng cân đối, nếu dư sẽ gây độc cho tôm cá. Và điểm hạn chế của thuốc sát trùng này chính là khó gây mất màu nước, có thể ảnh hưởng đến quần thể tảo trong ao nuôi và nếu dùng nhiều năm sẽ khiến cho ao nuôi nghẹ vi khuẩn có lợi và không sử dụng khi độ pH trong ao cao.
Sản phẩm hiện có giá bán từ 359.000 đồng cho một thùng Chlorine 5Kg nhập khẩu từ Nhật và và 750.000 đồng/ thùng 10kg.
Thuốc sát trùng trong thủy sản nào tốt nhất?
Thuốc tím trong nuôi thủy sản
Đây là loại thuốc sát trùng trong thủy sản được lựa chọn phổ biến thứ 2. Thuốc tím là một chất oxy hóa (OXH) có tác dụng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và có khả năng diệt khuẩn khá mạnh. Cách sử dụng là pha trực tiếp thuốc tím vào trong nước ở hồ nuôi thủy sản với tỷ lệ được các nhà nghiên cứu đưa ra. Không sử dụng quá nhiều bởi nó đều không tốt cho sức sống của các loại thủy sản.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của thuốc tím đó chính là có thể khiến cho môi trường ao nuôi bị thiếu oxy. Có khả năng làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước, giết các quần thể tảo trong nước đồng thời giảm quá trình quang hóa. Do đó, không phải cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc tím nhé.
Hiện giá bán thuốc tín diệt trùng trong nuôi trồng thủy sản đang ở mức 180.000 đồng/ kg dạng bột tiện lợi.
Thuốc sát trùng Formol
Formol chứa 37% formaldehyde sẽ cho tác dụng sát trùng, đánh bật tất cả các nguồn bệnh gram âm , virus, nấm, bào tử và protozoa ngoại ký sinh có trong vùng nuôi thủy sản của gia đình bạn. Tác dụng tốt với các môi trường nuôi trồng có chất hữu cơ và đang bị ôi nhiễm nặng như các ao tù và các ao nuôi bị bỏ hoang trong thời gian dài, hay có thủy sản bị chết với số lượng nhiều.
Tuy nhiên, Formol cũng sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước với lượng là 5mg/lít của formol sẽ loại bỏ 1mg/lít của oxy hoà tan. Do đó khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng đồng thời có thêm các giải pháp sục oxy cho thủy sản của mình. Nếu dùng để sát trùng khi vực nuôi tôm bạn cần cho thủy sản nhịn ăn trước đó 24h để tránh gây sốc dẫn đến các thiết hại về kinh tế nhé.
Giá bán thuốc Formol trên thị trường hiện đang ở mức 225.000 đồng/ can và đây là thuốc sát trùng nặng nên chỉ dùng khi thật cần thiết và là giải pháp cuối cùng nhé.
Thuốc sát trùng BKC
Benzalkonium chloride có trong thuốc sát trùng BKC có khả năng diệt khuẩn, virus có có vỏ bọc, các loại động vật nguyên sinh, diệt nấm tảo, diệt bào tử kém… Đây là loại thuốc sát trùng thú ý hạng trung bình có hiệu quả cao trong các điều kiện nuôi trồng khác nhau và có thể gia tăng liều lượng cao hơn mà không hề gây hại cho đàn vật nuôi.
Tuy nhiên, thuốc sát trùng BKC lại không cho hiệu quả nếu môi trường ao nuôi của gia đình bạn có chất hữu cơ và nước cứng. Bạn có thể sử dụng để sát trùng ao nuôi định kỳ hoặc dùng để sát trùng ngay khi phát hiện ra dịch bệnh trên đàn thủy sản của gia đình hoặc các ao nuôi lân cận.
Thuốc sát trùng BKC được bào chế với dạng nước để pha loãng và đóng chai với giá bán là 160.000 đồng/ sản phẩm.
Thuốc sát trùng Glutaraldehyde
Loại thuốc sát trùng thủy sản này còn có nhiều tên gọi khác như 1,5 pentanedial, Glutardialdehyde, Glutaric… Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo nấm và cả bào tử vi khuẩn đồng thời tiêu diệt thêm các sinh vật ngoại lai như ốc bưu vàng.
Tuy nhiên, đây là thuốc diệt khuẩn có tác dụng khá nhẹ nên chỉ phù hợp với múc đích sát khuẩn ao nuôi định kỳ, khi chưa có dịch bệnh xảy ra. Nếu muốn tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp với một số các loại thuốc khác như thuốc tím hoặc Thuốc sát trùng BKC mà chúng tôi vừa chia sẻ trên.
Giá bán của cũng không quá đắt chỉ khoảng 100.000 đồng/ lít và pha loãng để sử dụng được nhiều hơn bạn nhé.
Thuốc sát trùng thủy sản Vimekon
Sản phẩm có chứa Potassium monopersulfate và các chất bổ trợ sẻ tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm và nguyên sinh động vật tại các khu vực ao nuôi bị dịch hoặc gần khi vực bị dịch. Có thể dùng để xử lý ao nuôi có mùi hôi thối do xác động vật chất hoặc nơi có hàm lượng oxy thấp.
Loại thuốc này có giá bán khá cao với 100.000 đồng cho 1 túi dạng bột nặng chỉ 100 gam bạn nhé…
Hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng thủy sản an toàn
Bước 1: Lựa chọn loại thuốc sát trùng phù hợp với môi trường ao nuôi, loại bệnh cũng như là loại thủy sản của gia đình bạn. Tốt nhất bạn nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia thủy hải sản để xem đặc tính của từng loại thuốc từ đó lựa chọn cho mình thuốc phù hợp nhất.
Bước 2: Tính toán lượng thuốc cần sử dụng theo diện tích ao nuôi. Thường thì mỗi loại thuốc sẽ pha với tỷ lệ khác nhau nhưng đa phần đều là pha loãng với nước sạch với tỷ lệ 1 lít hoặc 1kg thuốc pha với 60 -100 lít nước sạch và dùng để trực tiếp nước vừa pha này.
Bước 3: Thử nghiệm thuốc với khu vực ao nuôi ít thủy sản xem phản ứng thuốc như thế nào. Nếu sau 24h thủy sản vẫn bình thường bạn có thể dùng thuốc trên diện tích rộng. Và điều này đặc biệt quan trong nếu đây là lần đầu tiên mà bạn sử dụng thuốc sát trùng cho thủy sản của mình.
Bước 4: Dùng thuốc chúng ta có thể đi thuyền quanh áo để tạt thuốc đồng đều hoặc đưa nước vào các nguồn ở bên ngoài để cấp trực tiếp vào ao hoặc sử dụng quạt tản nước để thuốc đồng đều nhất. Chú ý là không đổ thuốc tập trung vào một vị trí bởi khi này hiệu quả sẽ giảm đáng kể…
Chúng tôi hy vọng rằng với 6 loại “thuốc sát trùng trong thủy sản (ao tôm cá) tốt nhất hiện nay” sẽ giúp bà con nông dân có thể chủ động hơn trong việc phòng trừ dịch bệnh thủy sản và tăng năng suất nuôi trồng. Đừng quên chia sẻ và để lại đánh giá của mình để mọi người cùng học hỏi kinh nghiệm của bạn nhé.
Thông tin tham khảo hay dành cho bạn:
- Top thuốc sát trùng chuồng trại tốt nhất hiện nay trong thú y
- Uống Thuốc Tẩy Giun Có Phải Kiêng Đồ Ngọt Không, Bao Lâu Ăn Được?
- Top 3 Loại Thuốc Sổ Giun Cho Mèo Tốt Nhất Hiện Nay
- Top 3 Loại Thuốc Sổ Giun Cho Bé 2 Tuổi Tốt Nhất Hiện Nay
- Thuốc bổ gan nên uống trước ăn hay sau bữa ăn? Vào lúc nào là tốt nhất?