Cộng đồng dân tộc Việt nam có sự phân bố không đều nhau trên các khu vực cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh đông nhất chiếm tỷ lệ cao nhất trong dân số cả nước, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp với số dân thưa thớt. Vậy dân tộc thiểu số là gì? Có bao nhiêu dân tộc thiểu số tại Việt Nam? Hãy cùng Naototnhat.com tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Dân tộc thiểu số là gì?
Dân tộc thiểu số là cộng đồng người dân tộc có số lượng ít, chiếm tỷ lệ thấp khoảng 14,6% trong tổng dân số trên cả nước. Các dân tộc thiểu số sống tập trung ở các khu vực giáp biên giới, vùng núi hoặc vùng sâu vùng xa, với điều kiện kinh tế thiếu thốn, vấn đề sức khoẻ và giáo dục còn nhiều hạn chế rất nhiều.
Mỗi dân tộc thiểu số sẽ sử dụng một loại ngôn ngữ riêng để giao tiếp. Ngoài ra, phong tục, tập quán và văn hoá của họ cũng có những nét riêng biệt. Với nền kinh tế còn chưa phát triển nhiều, nhiều phong tục tập quán cổ hủ vẫn còn tồn tại.
Nguồn gốc hình thành dân tộc Việt Nam
Nguồn gốc của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chỉ mới xác định được một số dân tộc. Một trong số đó là những người di cư từ thời kỳ có sử. Còn một số dân tộc còn lại vẫn còn chưa xác định được nguồn gốc rõ ràng.
Có nhiều giả thuyết cho rằng, dân tộc Việt Nam bắt nguồn với nền văn hoá thời kỳ đồ đá tại Việt Nam, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng nguồn gốc của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng di cư đến hoặc từ Hoa Nam di cư đế vào thời kỳ đồ đá muộn.
Có Bao Nhiêu Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam?
Nhắc đến quốc gia Việt Nam, ai cũng biết đây là một đất nước với đa dân tộc. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ đông nhất và 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ít nhất trên dân số cả nước.
Trong dân tộc thiểu số, số dân tộc đông dân nhất là: Tày, Thái, Hoa, Nùng, Dao, H’Mông, Khmer, Ê Đê, Ba Na, Ra Glai,… Các dân tộc này, sinh sống ở các vùng miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên, Miền Trung và một số sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long.
Có bao nhiêu dân tộc ở Việt Nam? Kể tên các dân tộc?
Như đã nói ở trên, Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, giúp đỡ và chia sẻ cùng nhau. Sau đây là liệt kê các dân tộc ở Việt Nam:
Dân tộc đông nhất là dân tộc người Kinh
Tiếp theo là 53 dân tộc thiểu số, bao gồm: người Bana, người Chăm, người Co, người Cống, người Giáy, người Bố Y, người Chơ Ro, người Cơ Ho, Dao, Gié-Triêng, Brâu, Chu-Ru, Cờ Lao, Ê đê, Hà Nhì, Bru-Vân Kiều, Chứt, Cơ Tu, Gia Rai, Người Hoa, người Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, La Chí, La Ha, La Hủ, người Lào, Lô Lô, người Lự,
Người Mạ, người Mảng, Mnông, người Mông, Mường, Ngái, Nùng, Ơ Đu, Pà Thẻn, Phù Lá, Pu Péo, Ra Glay, Rơ Măm, Sán Chay, Sán Dìu, Si La, Tà Ôi, Người Tày, người Thái, Thổ, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
Nơi sinh sống và điều kiện của dân tộc thiểu số
Với đa dạng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, một số dân tộc thiểu số cũng phân bố ở các khu vực thành thị, nguyên nhân là do chiến tranh và nhập cư lúc ban đầu. Nhìn chung, các dân tộc thiểu số sống ở thành thị sẽ có mức sống cao hơn, tiếp cận với nền văn minh tốt hơn các dân tộc thiểu số sống ở nông thôn, vùng núi.
Nhắc đến địa lý, đây là một vấn đề còn khá nan giải, ảnh hưởng tới nền giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa. Trong đó, có hơn ¼ số hộ gia đình dân tộc thiểu số không tiếp cận tới với nguồn nước sạch, 72% dân tộc thiểu số chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, một phần lớn hộ gia đình ở miền núi chưa có điện để sinh hoạt, ….
Ngoài ra, điều kiện giáo dục của các em học sinh độ tuổi đến trường cũng còn nhiều khó khăn. Để đến trường học, các em phải vượt khoảng 9km mỗi ngày, có nơi lên tới 70km. Chính vì vậy, nó trở thành rào cản lớn, khiến nhiều dân tộc thiểu số khó tiếp cận được với nền giáo dục.
Nguyên nhân khiến dân tộc thiểu số có tỷ lệ nghèo cao là gì?
Xét về các yếu tố tương quan thì sau đây là các nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn và nghèo đói xuất hiện nhiều ở các dân tộc thiểu số, cụ thể:
+ Trình độ học vấn rất thấp: trường học cách xa các khu vực người dân tộc sinh sống, nên nạn thất học vẫn còn xuất hiện rất nhiều.
+ Phần trăm di cư khỏi nơi sinh sống thấp: Do văn hoá và ngôn ngữ trở thành yếu tố ràng buộc họ ở lại với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Việc di cư ảnh hưởng rất nhiều tới tài chính và cách sinh hoạt.
+ Mức độ tiếp cận đất đai màu mở còn rất hạn chế
+ Hạn chế về văn hoá và ngôn ngữ
+ Hạn chế trong tiếp cận với thị trường tiêu thụ: Bởi vị trí địa lý xa xôi cùng với ngôn ngữ hạn chế, dẫn đến việc tiếp cận với thị trường bên ngoài còn nhiều khó khăn và bất cập.
Nguồn sống của các dân tộc thiểu số đến từ đâu?
Rừng vẫn được xem là công việc và nguồn thu nhập chủ yếu của các dân tộc thiểu số. Một số khu rừng thiêng, người dân tộc sử dụng để làm đền thờ, với mục đích tâm linh tín ngưỡng. Ngoài ra, những rừng còn lại, sẽ được khai thác sử dụng làm dược liệu, củi, vật liệu làm thủ công,…
Bên cạnh lâm nghiệp chính là rừng. Thì sản xuất nông nghiệp cũng là kế sinh nhai của nhiều dân tộc thiểu số. Với tác động của nhiều chính sách và luật bảo vệ quyền sở hữu đất đai. Một số nguồn đất hạn hẹp chỉ đủ để trồng trọt.
Trên đây là tổng hợp các dân tộc, Dân tộc thiểu số ở Việt Nam cùng sinh sống trên một lãnh thổ quốc gia. Mỗi dân tộc đều có một văn hoá, ngôn ngữ và cách sinh sống khác nhau, mang màu sắc đặc biệt khác nhau. Với những chia sẻ trong bài viết hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về các dân tộc hiện nay.