Top 10 cảng biển Rộng LỚN nhất Việt Nam hiện nay 2023

Photo of author

By Pham Duyen

Top cảng LỚN nhất Việt Nam như: Cảng Hải Phòng, Cảng Vũng Tàu, Cảng Vân Phong, Cảng Quy Nhơn, Cảng Đà Nẵng,… Đây đều là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng naototnhat.com tìm hiểu cụ thể về từng cảng nhé!

Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1874 khi thực dân Pháp bắt tay vào xây Cảng nhằm biến bến thuyền làng Cấm thành một quân cảng và thương cảng lớn, phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Công trình đầu tiên có quy mô lớn là hệ thống nhà kho gồm 6 kho, nên được gọi là Bến Sáu Kho.

Trụ sở chính Cảng Hải Phòng: Số 8A đường Trần Phú, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, và 5 chi nhánh đơn vị; là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.

Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa. Hệ thống kho bãi Cảng Hải Phòng xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hoá.

cang-bien-hai - phong
Cảng Hải Phòng

Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ Việt Nam được thành lập ngày 22/3/1991.

Cảng Vũng Tàu hiện nay bao gồm 4 khu bến.

Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình: đây là khu bến cảng chính cho tàu công te nơ hiện nay và cho đến năm 2020. Hiện tại, khu bến này có khả năng tiếp nhận tàu đến 50 nghìn DWT. Chính phủ đang phát triển bến này để đến năm 2015 có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100 nghìn DWT.[1]

Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân: là một khu bến cảng tổng hợp, cảng công te nơ khác hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT. Theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, đến năm 2015 khu bến này sẽ có khả năng tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT.[1]

Khu bến sông Dinh: hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT, đến năm 2015 có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT.[1]

Khu Bến Đầm, Côn Đảo

Theo quy hoạch, sẽ có hai khu bến cảng nữa được xây dựng. Một là khu bến Long Sơn chuyên dùng phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu và khu bến khách Sao Mai-Bến Đình chuyên phục vụ vận tải hành khách.

CANG VU HANG HAI VUNG TAU
Cảng Vũng Tàu

Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong là dự án cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (loại 1A) lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Theo các nhà hoạch định, Vịnh Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm (hub port).

Hiện tại, cảng Vân Phong chỉ có 2 khu bến:

Khu bến Mỹ Giang ở phía nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu có năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350 nghìn DWT và dự kiến là 400 nghìn DWT vào năm 2020.

Khu bến Dốc Lết-Ninh Thủy ở tây nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho hàng rời.
Theo quy hoạch, cảng Vân Phong sẽ có khu bến thứ ba và sẽ là khu bến chính, cảng trung chuyển container, đó là khu bến Đầm Môn ở phía bắc vịnh Vân Phong.

cang-van-phong
Cảng Vân Phong

Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ, có Bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng quanh năm. Luồng tàu và cầu Cảng có độ sâu tự nhiên có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000DWWT ra/vào bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải). Là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra vào, là vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến đường biển nối với các cảng quốc tế như: Manila, Singapore, Hong Kong, Cao Hùng (Đài Loan), Băng Cốc (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga) v.v…

Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm Thành phố Quy Nhơn-tỉnh Bình Định (đô thị loại I), Tại vị trí điểm đầu của Quốc lộ 19, nối liền Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 bằng đường bộ tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II, quy mô 4 – 6 làn xe. Cách cửa khẩu Đức Cơ của Việt Nam – CampuChia khoảng 260 km và cách cửa khẩu Bờ Y của Việt Nam – Lào khoảng 310 Km. Cách Ga đường sắt Diêu Trì (Bắc-Nam) khoảng15 km và Ga Hàng không Phù Cát khoảng 30 km.

quy_nhon
Cảng Quy Nhơn

Cảng Đà Nẵng

Được thành lập từ năm 1901 với lịch sử hơn 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay.

Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 100km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực.

Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 Teus và tàu khách đến 170.000 GT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại.

cang-da-nang
Cảng Đà Nẵng

Cảng Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc địa bàn Thành phố Hạ Long là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) nằm trong vùng trung tâm kinh tế chính trị của Tỉnh Quảng Ninh. Một trong ba điểm của tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc (Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội).

Là doanh nghiệp khai thác cảng biển với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm, chuyên cung cấp các dịch vụ: Xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển, lưu kho bãi, đại lý tàu, đại lý hàng hóa, logistic, thông quan hàng hóa, chúng tôi tự hào về chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hợp tác với các quý khách hàng.

cang quang ninh
Cảng Quảng Ninh

Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời Pháp thuộc với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2. Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn. Cảng Sài Gòn trong hệ thống cảng biển của ngành Hàng hải Việt Nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu của Quốc gia.

Hoạt động phục vụ cho lĩnh vực rộng lớn gồm các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng lân cận và đồng bằng sông Mekong với tổng sản lượng hàng hóa hàng năm hơn 10 triệu tấn, Cảng Sài Gòn có vai trò và nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nói chung cho toàn khu vực Phía Nam của đất nước.

cang sai gon
Cảng Sài Gòn

Cảng Cửa Lò

Cảng biển nước sâu Cửa Lò là một bộ phận của cụm cảng Nghệ An. Cảng biển này ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Theo quyết định phê duyệt hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, cảng biển nước sâu Cửa Lò là một cảng tổng hợp, cảng container, và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.

Cảng được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 12 năm 2010. Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư là 490 triệu dollar Mỹ. Tư vấn thiết kế là Japan Port Corporation (Nhật Bản). Giai đoạn 1 của dự án xây dựng cảng Cửa Lò dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Chiều dài bến cảng là 3.020 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT.

cua-lo
Cảng Cửa Lò

Cảng Dung Quất

Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam, tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung Trung Bộ. Cảng được chính thức đưa vào khai thác và sử dụng từ năm 2002 với chức năng phục vụ bốc xếp, vận chuyển toàn bộ hàng hóa thiết bị để xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam.

Cảng Dung Quất là nơi xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và hàng hóa cho hầu hết các Nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Dung Quất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng đạt khoảng 0.6 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung bình 150 tàu/năm.

Hơn 300,000 tấn máy móc thiết bị của NMLD Dung Quất đã được bốc xếp vận chuyển đến Công trường tuyệt đối an toàn; hầu hết vật tư, máy móc phục vụ xây dựng Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan và toàn bộ Nhà máy Polypropylen đã được làm thủ tục hải quan, bốc xếp, vận chuyển qua Bến số 1 – Cảng Dung Quất.

cang dung quat
Cảng Dung Quất

Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam. Với vị trí hàng hải thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Thêm vào đó, Cảng Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung (Huế – Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương – Lăng Cô – Hải Vân, Vườn quốc gia Bạch Mã), đô thị du lịch quốc gia Huế và là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông – Tây (là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar)

cang chan may
Cảng Chân Mây

Trên đây là top cảng lớn nhất Việt Nam mà naototnhat.com đã tổng hợp và đánh giá dựa trên Internet. Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ bạn có được những thông tin bổ ích.

Xem thêm