Dự đoán được thị trường lao động trong tương lai là một lợi thế mạnh giúp bạn có định hướng đúng đắn trong sự nghiệp và hoạch định được con đường thăng tiến của mình trong tương lai. Vậy ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trong tương lai? Hãy dành thời gian tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một ngành chưa bao giờ hết HOT từ trước đến nay. Với sự phát triển lớn mạnh của nền khoa học – công nghệ, của các thiết bị điện tử đã và đang tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia, công nghệ thông tin là ngành chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn từ 2020 – 2025. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã khiến nhu cầu lao động cần trong ngành công nghệ thông tin là rất lớn. Theo ước tính của VietnamWorks, từ 2022 – 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt từ 150.000 – 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm, riêng thị trường việc làm TPHCM cần khoảng 24.000 người/năm.
Tuy nhu cầu nhân lực ngành CNTT là rất lớn nhưng mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp. Bên cạnh đó là làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đã tạo nên sự thiếu hụt nhân sự IT của thị trường trong khi khả năng đáp ứng còn nhiều hạn chế.
Điện – điện tử
Với mục tiêu phát triển theo hướng hiện đại hóa và đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng của đời sống xã hội yêu cầu nguồn nhân lực điện – điện tử phải có khả năng cập nhật kiến thức mới để đảm nhận tốt công việc.
Theo dự báo, giai đoạn từ nay đến 2025, ngành điện – điện tử cần khoảng 24.000 lao động/năm. Nhu cầu lớn là vậy nhưng tỷ lệ sinh viên và người theo học ngành nghề này lại quá ít nên không thể đáp ứng đầy đủ được. Vì thế, có thể nói cơ hội tìm việc làm và nguy cơ thất nghiệp điện – điện tử thấp hơn rất nhiều so với ngành nghề khác.
Chế biến lương thực – thực phẩm
Chế biến lương thực – thực phẩm là một trong 4 nhóm ngành trọng yếu của nước ta, vì thế nhu cầu nhân sự trong ngành luôn tăng qua các năm. Theo dự báo từ các chuyên gia, số lượng nhân lực cần cho ngành nghề này trong giai đoạn từ nay đến 2025 là rất lớn, chỉ riêng chế biến tinh lương thực thực phẩm đã cần tới 12.000 lao động/năm.
Công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật ô tô
Trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật – kỹ thuật ô tô đang là một trong những nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh. Vì thế, nguồn nhân lực luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp FDI, 38 doanh nghiệp trong nước với sản lượng cung cấp khoảng 460.000 xe/năm. Bên cạnh đó là nhiều công ty cơ khí ô tô, gara bảo dưỡng, trung tâm sửa chữa, lắp ráp xe ra đời khiến nguồn nhân lực trở nên khó khăn hơn. Vì thế, trong danh mục những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai không thể thiếu kỹ thuật – kỹ thuật ô tô và cơ hội có việc làm của nhân sự trong ngành này luôn rộng mở với mức lương hấp dẫn.
Marketing
Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, marketing là bộ phận không thể thiếu. Với mức độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt, vai trò của marketing càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thế, marketing luôn nằm trong danh sách những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai.
Thương mại điện tử
Với sự phát triển của công nghề số và nhiều trang thương mại điện tử đang lớn mạnh như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi, Lotte, Thegioididong, Dienmayxanh… đã khiến nghề thương mại điện tử bùng nổ trong những năm trở lại đây. Trong tương lai, các vị trí việc làm trong ngành thương mại điện tử luôn HOT với môi trường năng động và mức lương hấp dẫn.
Ngoại ngữ
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng chi nhánh, nhà máy tại Việt Nam. Bên cạnh đó là ngành du lịch cũng phát triển mạnh mẽ. Những điều này đã khiến ngành ngoại ngữ trở thành ngành HOT và luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân sự giỏi.
Nhu cầu nhân lực về ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Hàn,… luôn rất lớn, trong khi đó số lượng sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp hằng năm không đủ.
Xây dựng
Nhắc đến xây dựng là nhắc đến cơ sở hạ tầng, những công trình thi công khổng lồ. Để hoàn thành một dự án xây dựng cần đến đội ngũ nhân lực lớn và làm việc trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó là môi trường và địa điểm làm việc thay đổi liên tục khiến nhiều người không gắn bó với nghề. Vì thế, xây dựng luôn có tên trong danh sách những ngành thiếu nhân lực trong tương lai.
Theo khảo sát của VietnamWorks, thị trường lao động Việt Nam từ 2020 đến nay đang cần khoảng từ 400.000 – 500.000 người lao động có trình độ chuyên môn cao thuộc nhóm ngành xây dựng.
Quản trị kinh doanh
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp không ngừng phát triển. Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đang không ngừng tăng nhanh. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, nước ta đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Đây là cơ hội việc làm lớn cho người lao động nhưng cũng đặt ra thách thức lớn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Du lịch – quản lý khách sạn
Nhu cầu đời sống người dân đang ngày càng được nâng cao, các dịch vụ về sức khỏe tinh thần đang ngày càng phát triển, trong đó phải kể đến các dịch vụ về du lịch. Xu hướng đi du lịch xa nơi ở đang trên đà tăng mạnh đã khiến ngành du lịch – quản lý khách sạn có cơ hội phát triển.
Tư vấn tâm lý xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng tăng cao. Và nghề tư vấn tâm lý cũng đã và đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ tiếp tục HOT trong tương lai, nhu cầu nhân lực rất lớn lên đến hàng nghìn người mỗi năm. Với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, nếu đang mong muốn trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý trong tương lai thì bạn hãy mạnh dạn và tự tin hơn để quyết chọn chọn ngành này nhé.
Luôn tìm hiểu bản thân thích gì? Có kỹ năng gì? Hợp với ngành gì? Cùng với các thông tin về những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn cho hướng đi sau này của mình.