Top 10 Ngọn Núi cao nhất Việt Nam hiện nay 2023

Photo of author

By Pham Duyen

Top ngọn núi cao nhất Việt Nam như: Fansipan, Putaleng, Pu Si Lung, Kỷ Quan San, … Đây đều là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng naototnhat.com tìm hiểu cụ thể về từng núi nhé!

Fansipan (3,143 m)

Fanxipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam, thuộc trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Cách Sapa khoảng 9km về phía Tây Nam. Tuy là ngọn núi cao nhất nhưng Fansipan lại là ngọn núi khá dễ chinh phục. Với những ai thích chinh phục, trekking vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất. Nếu không, bạn có thể lựa chọn di chuyển lên đỉnh núi bằng cáp treo, tuyến cáp treo 3 dây đưa du khách lên tận đỉnh núi dễ dàng. Tuyến cáp treo này đã được công nhận là tuyến cáp treo 3 dây dài nhất thế giới (6,325 m)

fansipan
Fansipan

Putaleng (3,096 m)

Một đỉnh núi khác cũng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ thuộc Xã Tả Lèng, Phong Thổ, Lai Châu: Putaleng là đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam với độ cao 3,096 m. Pulaleng không chỉ hấp dẫn giới “phượt” bởi độ cao mà còn ở chặng đường lên núi hết sức gian nan nhưng cũng đầy những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ mà không nơi nào có được, và nơi đây còn sở hữu cho mình những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, hệ động thực vật phong phú và đa dạng chưa bị “động chạm” bởi bàn tay con người.

Với địa hình đồi núi đá khúc khuỷu và dốc đứng nên bạn cần lựa chọn những ngày trời khô, tạnh ráo để bắt đầu chuyến hành trình leo núi đảm bảo an toàn. Theo như kinh nghiệm leo Putaleng của nhiều người thì từ khoảng cuối tháng 4 đến tháng 5 hàng năm được xem là thời điểm lý tưởng nhất Để leo núi Putaleng Lai Châu bạn bắt buộc phải xin phép chính quyền địa phương tại đây nhé!

dinh-putaleng
Putaleng

Pu Si Lung (3083m)

Pu Si Lung là ngọn núi cao thứ 3 Việt Nam với độ cao khoảng 3083m so với mực nước biển, thuộc xã Pa Vệ Tẻ, Mường Tẻ, Lai Châu. Pu Si Lung sở hữu địa hình tương đối phức tạp với nhiều dốc trơn và suối lớn. Đây cũng là ngọn núi có quãng đường trekking rất dài khó chinh phục. Vì vậy nếu lựa chọn chinh phục Pu Si Lung, hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt và đầy đủ vật dụng cần thiết để có thể hoàn thành chuyến trekking một cách trọn vẹn nhất.

Vì đây là vùng đất gần biên giới nên việc di chuyển cũng được xét an ninh khá chặt chẽ, muốn chính phục đỉnh Pu Si Lung bạn đến Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu trên đường Hoàng Văn Thái, thành phố Lai Châu vào giờ hành chính để xin giấy phép, tại đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử bạn sẽ được đồn bố trí người dẫn đường đến cột mốc 42 và đỉnh Pu Si Lung.

Pu Si Lung
Pu Si Lung

Kỷ Quan San – Bạch Mộc Lương Tử (3049m)

Bạch Mộc Lương Tử còn có tên gọi khác là núi Kỷ Quan San thuộc ở ranh giới giữa hai huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Gần đây, đỉnh núi này đã trở thành một trong những địa điểm săn mây cực hot, không kém so với đỉnh Fansipan. Có thể nói “bình minh trên mây cao” đã trở thành thương hiệu của ngọn núi Bạch Mộc này.

Là ngọn núi cao thứ 4 Việt Nam với địa hình khá hiểm trở. Hành trình leo Bạch Mộc Lương Tử không phải là lựa chọn thích hợp cho những bạn sợ độ cao hoặc dễ nản chí. Tuy nhiên, chính sự kỳ vĩ, hoang sơ nhưng đầy thơ mộng của đỉnh núi này lại là điểm hấp dẫn với những ai đam mê du lịch mạo hiểm và thử thách ý chí bản thân.

bạch mộc lương tử
Bạch Mộc Lương Tử

Khang Su Văn (3012m)

Đỉnh núi Khang Su Văn thuộc xã Pa Vây Sử, Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Người dân nơi đây coi Khang Su Văn là bức tường thành tự nhiên bảo vệ biên giới phía Bắc.

Ngoài rừng chè cổ thụ ngàn năm tuổi, Khang Su Văn sở hữu thảm thực vật đa dạng như rừng thảo quả, hoa đỗ quyên trắng, vàng hay những khu rừng nguyên sinh hầu như chưa hề có sự tác động của con người. Lạc bước đến đây bạn giống như trở về những khu rừng thời cổ đại với thân cây cao lớn, hình thù kỳ dị, rêu phủ từ gốc lên đến ngọn, cành, lá.

Cột mốc 79 nằm hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc trên độ cao hơn 2880 m, đây là cột mốc cao nhất tại Việt Nam, đánh dấu lãnh thổ đất nước thiêng liêng. Đây cũng là một trong những lý do lớn nhất để những người đam mê trekking tìm tới Khang Su Văn.

Khang Su Văn
Khang Su Văn

Tả Liên – Cổ Trâu (2,993 m)

Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.996 m so với mặt nước biển và thuộc top những đỉnh cao nhất Việt Nam.Khung cảnh núi non hùng vỹ, thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn với những cây cổ thụ lớn bằng vài người ôm, dây leo quấn quanh phủ đầy rêu phong, như một khu vườn cổ tích đã thu hút các bước chân ưa khám phá.

Với hệ thực vật phong phú, rừng già nguyên sinh và nhiều loài hoa dại nở, núi Tả Liên là một bí ẩn với nhiều người, kể cả dân leo núi chuyên nghiệp.

ta-lien
Tả Liên

Phú Lương – Tà Chì Nhù (2,979 m)

Tà Chì Nhù thuộc bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là đỉnh núi nằm trong khối núi Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao 2.979m.

Nơi đây được ví như Đại Dương Mây nhờ có biển mây giữa lưng chừng trời. Nếu leo đúng lúc, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh bốn bề là mây vậy. Thời điểm săn mây đẹp nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Điểm nhấn đặc biệt nhất tại đây có lẽ là cánh đồng hoa tím rạng rỡ dưới màn mây vào cuối thu. Không khí để thấy những dãy núi hùng vĩ được phủ một sắc tím tinh tú. Bao quanh bởi hương hoa thơm dịu, những đàn dê, đàn ngựa của các hộ dân bản địa người Mông chăn thả. Tất cả đều khiến bạn ngỡ ngàng như bước ra từ một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đầy tính cổ tích.

ta-chi-nhu
Tà Chì Nhù

Nhìu Cô San – Sừng Trâu (2,965 m)

Núi Nhìu Cô San thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Tên gọi Nhìu Cô San theo tiếng dân tộc có nghĩa là Sừng Trâu. Núi có 2 đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong cong như chiếc sừng trâu. Thời tiết tại đây thường xuyên bị mây phủ, sương mù giăng lối từ chân lên đến đỉnh; là địa điểm thích hợp cho những người muốn săn mây, leo núi.

Thảm thực vật của Nhìu Cô San còn rất nguyên sơ. Người ta dễ ngẩn ngơ với con đường mòn len trong khu rừng rậm rạp vắng bóng người, đi trong khung cảnh mờ ảo ngậm sương, dậm chân lên lớp địa y dày bịch, hay một ngọn núi xa xa ẩn hiện sau làn mây sớm.

nhin - co - san
Nhìu Cô San

Lùng Cúng (2,925 m)

Lùng Cúng là đỉnh núi cao thứ 9 ở Việt Nam, được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở, khó đi bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Cung đường trekking tuyệt đẹp hiện lên như một bức tranh hài hòa của đồi cỏ xanh, của cỏ lau trắng, của những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, của những thửa ruộng bậc thang mơn mởn mùa lúa chín. Tất cả hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm độc đáo, thú vị không thể nào quên!

lung-cung
Lùng Cúng

Nam Kang Ho Tao (2,881 m)

Ngọn núi mang cái tên lạ lùng, giữ cho mình một sự nguy hiểm bậc nhất trong các núi. Khu rừng ẩn chứa sự ma mị, một vẻ đẹp yên bình như ru ngủ bạn khỏi những thách thức rình rập: Những vách đá dựng đứng đầy trơn trượt, những khoảng rừng rậm đậm chất Việt Nam, những con suốt trong vắt ngây thơ mà không hề vô tội. Một tuyến đường trekking thuộc dạng khó nhọc bậc nhất, nhưng cũng là một cung đường đầy sự trải nghiệm nối liền 2 tỉnh Lai Châu – Lào Cai.

nam-kang-ho-tao
Nam Kang Ho Tao

Trên đây là top các ngọn núi cao nhất Việt Nam mà naototnhat.com đã tổng hợp và đánh giá dựa trên Internet. Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ bạn có được những thông tin bổ ích.

Xem thêm