Top 10 Ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam hiện nay 2023

Photo of author

By Pham Duyen

Top ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam như: Chùa Bái Đính, Chùa Một Cột, Chùa Linh Ứng- Bãi Bụt, Chùa Thiên Mụ, … Đây đều là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng naototnhat.com tìm hiểu cụ thể về từng ngôi chùa nhé!

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Tp. Ninh Bình khoảng 18 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: Chùa có tượng Phật giát vàng lớn nhất Châu Á, Hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á và Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…

Núi Bái Đính có từ lâu đời, nó được gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị Thiền sư danh tiếng của nước Nam – Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, ngài chính là người đã đặt nền móng, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây. Chùa Bái Đính (chùa cổ) có từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, gồm có các điểm như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Ban thờ Thánh Cao Sơn…

Từ năm 2003, dựa trên nền tảng của ngôi chùa cổ, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã phát tâm đầu tư trùng tu và mở rộng chùa với tổng diện tích hiện nay là hơn 1000 ha. Các công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa (chùa mới) hiện nay gồm: Cổng Tam Quan, Gác Chuông, Điện Quán Thế Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo Tháp và Hành lang La Hán… Ngoài ra, chùa còn nhiều công trình vẫn đang tiếp tục xây dựng như: Công viên Văn hoá Phật giáo, Khu hồ Đàm Thị, Hồ phóng sinh, Công viên cây xanh…

chua Bai Dinh
Chùa Bái Đính

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột Hà Nội được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Chùa Mật, Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự. Nguyên nhân có nhiều tên gọi khác nhau như vậy là bởi ngôi chùa được thiết kế hình dáng như một bông hoa sen vươn mình nở rộ giữa hồ nước.
Ngôi chùa này có tuổi đời khá dài vì được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Cho tới nay, ngôi chùa vẫn được biết tới như một biểu tượng đặc sắc mỗi lần nhắc tới cái tên Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Không nằm ngoài quy luật của thời gian, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử chùa có nhiều sự thay đổi. Từ thời Lý, Trần, Lê và sau này là nhà Nguyễn chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa – kiến trúc trong từng thời kì cũng có sự đổi thay. Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ.

chua-mot-cot
Chùa Một Cột

Chùa Linh Ứng- Bãi Bụt

Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt nằm trên bán đảo Sơn Trà trực thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, được mở móng xây dựng năm 2004 sau 6 năm đã khánh thành năm 2010. Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bởi là nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện… Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này.

Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.

chua-linh-ung-da-nang
Chùa Linh Ứng- Bãi Bụt

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

Ngoài các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm cùng bia đá, chua đồng,….. thì chùa Thiên Mụ của ngày hôm nay vẫn còn sở hữu vô số cổ vật quý báu, không chỉ về mặt lịch sử mà còn mang tính chất nghệ thuật.

Chua-Thien-Mu
Chùa Thiên Mụ

Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm, được khởi công xây dựng năm 1993, công trình này đã được xây dựng với tiến độ rất nhanh, vỏn vẹn chỉ một năm. Kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc là chủ nhân bản vẽ thiết kế nên thiền viện.

Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo, để đến được thiền viện phải leo lên 140 bậc thang, hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Khi bước vào chánh điện, hẳn bất kì một ai cũng phải choáng ngợp và khá bỡ ngỡ. Với các công trình điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và công phu. Chánh điện của thiền viện có bức tượng thích ca rất to, cao đến 2 mét.

thien-vien-truc-lam
Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc xưa có tên là chùa Kính Thiên ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km về phía Nam. Là một trong số ít chùa cổ của vùng đất Thuận Hóa xưa. Ngôi chùa đã có niên đại hơn 700 năm về trước, đươc xem là ngôi chùa cổ nhất Miền Trung Việt Nam.

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh, chùa bị tàn phá nghiêm trọng. Sau đó, ngôi chùa này đã được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần) gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa và chính thức khánh hạ vào năm 2016.

chua - hoang - phuc
Chùa Hoằng Phúc

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Hiện chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác: đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa.

chua ba thien hau
Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa được khởi công năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu.Toạ lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một trong những trục đường giao thông chính của thành phố. Đi từ xa đến, người ta đã trông thấy ngọn tháp 7 tầng cao 40 mét.

Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.

Chua-Vinh-Nghiem-Sai-Gon
Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Keo – Thái Bình

Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo, là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Tháng 9/2012, Chùa Keo được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Tháng 10/2017 chùa đón nhận bằng ghi danh lễ hội Chùa Keo là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, đến nay vẫn giữ được dáng dấp kiến trúc cổ ban đầu. Ngoài quy mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ lim. Chùa Keo Thái Bình còn được xem là công trình nghệ thuật đồ sộ với nguyên vẹn 12 tòa, và 102 gian kiến trúc chính. Ngoài ra còn có 4 tòa, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ. Tổng số là 16 tòa, 126 gian trên một diện tích đo đạc gần đây là xấp xỉ 42.000 m2.

CHUA KEO
Chùa Keo – Thái Bình

Chùa Bút Tháp- Bắc Ninh

Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp, chùa Thấp. Tên cũ của chùa trước đây gồm có: Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự.

Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Đối với đạo Phật hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã. Trong chùa có tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

chua-but-thap
Chùa Bút Tháp- Bắc Ninh

Trên đây là top các ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam mà naototnhat.com đã tổng hợp và đánh giá dựa trên Internet. Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ bạn có được những thông tin bổ ích.

Tin khác: