Omicron viết tắt của từ gì? Nguồn gốc, Tốc độ lây và nguy hiểm cỡ nào?

Photo of author

By KhaDao

Biến thể Omicron mới xuất hiện gần đây là mối quan tâm chung của mọi người nhưng nguồn gốc của biến thể này từ đâu, Omicron là biến chủng viết tắt của từ gì thì nhiều người vẫn còn mơ hồ chưa biết. Vậy biến chúng mới này có nguy hiểm không và tốc độ lây lan như thế nào, để nắm được thông tin về chủng mới Covid này,bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây của Nào Tốt Nhất để hiểu sự nguy hiểm của biến thể mới này.

Tìm hiểu về biến thể Omicron

Omicron là viết tắt của từ gì? Nguồn gốc

Dịch bệnh Covid – 19 kéo dài từ đầu năm 2020 cho đến tới điểm hiện tại vẫn chưa thuyên giảm và tiếp tục gia tăng các biến thể mới trong thời gian vừa qua. Với các biến thể xuất hiện từ SAR – CoV – 2 như

+ Chủng Delta – xuất hiện từ cuối năm 2020 tại Ấn Độ

+ Chủng Alpha ( nguồn gốc từ Kent ở Anh)

+ Beta ( biến thể ở Nam Phi)

+ Gamma ( xuất hiện từ Brazil)

Dần biến thể thành nhiều chủng mới và có độ nguy hiểm cao hơn, ngày 26/11/2021 vừa qua thể giới đã phải đối mặt với tin tức biến thể Omicron vừa xuất hiện, tiếp tục gây hoang mang cho toàn cầu.

Omicron là tên gọi của biến thể Covid mới xuất hiện – b.1.1.529 – được nhiều người quan tâm, đột biến từ các chủng Delta, Beta…trước đó, chủng mới này được đánh giá là nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh gấp 70 lần so với Delta trước đây. Hiện nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về chủng Virus mới này và mọi người nên thực hiện công tác phòng chống dịch tại nhà an toàn.

Tốc độ lây lan Biến thể Omicron nguy hiểm cỡ nào?

Mỗi biến thể mới từ chủng virus cũ thì đều nguy hiểm hơn nhiều lần, theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Hong Kong Trung Quốc công bố ngày 16/12, tốc độ lây lan của chủng mới nhanh hơn so với Delta. Omicron tự nhân bản lên 70 lần trong đường hô hấp của con người, thông qua tiếp xúc gần trong không khí thì tốc độ lây lan theo cấp số nhân.

Biến thể Omicron có nguy hiểm không

Theo nghiên cứu của nhà miễn dịch học Wilfredo Garcia-Beltran tại Mỹ cho thấy các đột biến của chung mới Omicron đẩy nhánh quá trình xâm nhập và nhân lên trong mô phế quản của hệ hộ hấp, dù tải lượng virus có nhỏ nhưng đẩy nhanh quá trình nhân bản lên. Nếu cơ thể không có khả năng miễn dịch, thì Virus có thể nhanh chóng lây đến phổi và các cơ quan khác, gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng thậm chí có thể tử vọng cao.

Dù hiện nay chưa thể kết luận điều gì từ chủng mới Omicron từ các nhà khoa học trên thế giới, nhưng nhìn về phía tiêu cực thì việc lây lan Omicron rất nhanh, bởi các protein gai của chủng này giúp chúng xâm nhập tế bào nhanh hơn chủng Delta 2 lần và so với SAR-covid 19 gấp 4 lần.

Omicron đã xuất hiện ở đâu đầu tiên

Nguồn gốc của Omicron xuất phát từ nhiều nơi trên thế giới, bằng cách tự biến thể thành chủng mới từ Delta, đã lây lan nhanh sang các nước châu Âu và Ấn Độ, đến thời điểm hiện tại thì các nước trên thế giới đã xuất hiện nhiều bệnh nhân nhiểm chủng mới Omicron.

Việt Nam có ca nhiễm Omicron không

Ngày 19/12 bệnh viện 108 tiếp nhận bệnh nhân K.V.H.M trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam có kết quả dương tính với Virus SAR-Covid-2, sau đó đã tiến hành giải trình tự gene và kết luận bệnh nhân này mắc biến thể chủng mới Omicron, cũng là ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Sau 2 tuần cách ly và điều trị thì ca bệnh này được thông báo ra viện và cho kết quả âm tính với chủng Omicron. Cho đến ngày 1/1/2022 thì Việt Nam công bố có tổng cộng 20 ca nhiểm biến thể Omicron, và xét qua tình hình sức khỏe của các ca bệnh thì diễn biến bình thường và chưa có dấu hiệu nghiêm trọng.

Nhưng dù sao thì Việt Nam cũng đang tổ chức công tác phòng bệnh và sự lây lan của Omicron, mọi người nên thực hiện đủ quy tắc 5k và không nên tụ tập nơi đông người để tránh tình trạng đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch bệnh.

Những thắc mắc của người dân về Omicron

Omicron lây lan nhanh hơn Delta không?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, thì Omicron có phân tử Protein gai giúp việc xâm nhập phế quản nhanh hơn gấp 2 lần so với Delta và 4 lần so với Virus gốc, và lây lan trong không khí với tốc độ chóng mặt. Vì vậy mọi người không nên xem thường chủng mới này, và cần có những biện pháp phòng bệnh đúng đắn, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Triệu chứng khi mắc Omicron

Cho đến nay Omicron chưa có một triệu chứng cụ thể nào để nhận biết khi nhiểm bệnh cả, khá giống với Delta, chỉ có khi xét nghiệm và giải trình gene thì mới phát hiện mắc biến thể mà thôi. Vì vậy bạn cũng không nên quá chủ quan, bởi không triệu chứng, nhưng khi xét nghiệm lại cho kết quả dương tích với SAR-Covid-2, hãy chủ động tăng cường đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch để chống lại Omicron.

Tiêm 2 mũi vaccine rồi có mắc Omicron không

Theo các nghiên cứu gần đây của khoa học thế giới, Omicron có thể né tránh được khả năng miễn dịch của Vaccine cũng như kháng thể miễn dịch đã tạo ra sau khi mắc Covid. Tiêm vaccine chỉ là phương pháp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể và chống lại sự xâm nhập của Virus vào phổi gây biến chứng.

Tiêm vaccine rồi có dính Omicron nữa không

Dù có tiêm đủ 2 liều vaccine chống Covid thì mọi người vẫn có khả năng bị nhiễm và dương tính với SAR-Covid-2, hay thậm chí là Omicron, chưa kể biến thể này không có triệu chứng xuất hiện nên khó nhận biết được mình có bị nhiễm hay không.

Biến thể mới Omicron có cần tiêm thêm vaccine không

Tiêm vaccine vẫn là biện pháp được ưu tiên ngay lúc này bởi tốc độ lây lan và biến thể của loại virus này rất nhanh, tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể chính là giúp mọi người phòng chống được quá trình viêm và trở năng của Virus khi xâm nhập cơ thể.

Vì vậy mọi người nên tuân thủ các quy định về tiêm phòng Vaccine của chính phủ, qua đó có thể giảm mức xâm nhập và gây bệnh trở nặng khi không may mắc phải Omicron. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện kế hoạch tiêm Vaccine mũi 3 cho người dân, bạn hãy tuân thủ và nhanh chóng thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Nhiễm biến thể Omicron có tử vong không

Cho đến nay biến thể Omicron xuất hiện trên thế giới nhưng vẫn chưa ghi nhận có trường hợp nào tử vong cả, biến chứng tử vong từ chủng này cũng chưa ghi nhận. Đây có thể là tin vui vì ít nhất vaccine cũng tạo ra hệ miễn dịch đủ để kháng virus xâm nhập vào phổi gây tình trạng nặng thêm.

Đã nhiễm Covid19 có miễn nhiễm với biến thể Omicron không

Người đã từng dương tính với Covid 19 tạo ra kháng thể có thể ngăn chặn việc virus xâm nhập vào phổi và ảnh hưởng các cơ quan nội tạng khác. Dù chưa có công bố chính thức nhưng chỉ có thể nói kháng thể đã tạo từ việc bị dương tính trước đó chỉ ngăn chặn được phần virus làm bệnh trở nên nghiệm trọng, nhưng thực tế thì người vẫn bị dương tính với biến thể mới này.

Trẻ em mắc biến thể Omicron có sao không

Dù người lớn hay trẻ em thì Omicron đều khá nguy hiểm và đặc biệt cần chú ý, thể trạng của trẻ em có khả năng ít bị nhiểm hơn nhưng không thể vì thế mà chủ quan, mọi người cần đặc biệt thực hiện phòng chống dịch bệnh trên diện rộng, dù là người lớn hay trẻ em đều cần thiết.

Lời khuyên nên tự bảo vệ mình trước Omicron

Dịch bệnh Covid từ năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn cầu, đặc biệt là người nhiễm bệnh tử vong với con số ghi nhận khiến ai cũng sợ hãi. Vì vậy mọi người hãy tự bảo vệ mình trước nguy cơ nhiễm virus với các nguyên tắc 5K do nhà nước quy định, bên cạnh đó

+ Hãy thường xuyên đeo khẩu trang tại bất cứ đâu tiếp xúc với người khác

+ Luôn vệ sinh tay sạch sẽ, ưu tiên mang theo gel hoặc nước rửa tay khô

+ Không tập trung đông người, giữ khoản cách tiếp xúc từ 1 mét trở lên

+ Nên mở cửa sổ để không khí thông thoáng trong nhà

+ Mọi người có thể thường xuyên xông nhà bằng nước chanh, xả, gừng để tăng cường đề kháng

+ Hãy tuân thủ quy định tiêm phòng của nhà nước.

Những thông tin liên quan đến Omicron viết tắt của từ gì? Nguồn gốc, tốc độ lây lan và nguy hiểm cỡ nào đã được chúng tôi gửi đến bạn qua những chia sẻ trên. Hy vọng nắm rõ được mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của biến thể Omicron, mọi người hãy chủ động phòng ngừa và tăng cường đề kháng để giữ sức khỏe tốt.