Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu nước, quốc gia hiện nay 2023

Photo of author

By PhamHuong

Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia và đó là những quốc gia nào? Đây cũng là một vấn đề mà khá nhiều người còn thắc mắc. Để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất, mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin mới nhất được Nào Tốt Nhất cập nhật trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á – Southeast Asia – là khu vực nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là khu vực nằm giữa bán đảo Ấn Trung và quần đảo Mã Lai, nằm giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á có phía Đông giáp với Châu Đại Dương, phía Tây giáp với Nam Á và vịnh Bengal, phía Nam giáp với Australia và Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp với Đông Á. Với vị trí giáp biển và đồi núi như vậy, đây được xem là khu vực giao thương giữa nền kinh tế, chính trị của phương Đông và phương Tây.

Một số thông tin cơ bản về khu vực Đông Nam Á:

Diện tích 4.545.792 km2
Dân số 655.298.044 người
Mật độ dân số 135.6 người/km2
GDP ( PPP ) – Sức mua tương đương 796,6 nghìn tỷ USD
GDP danh nghĩa 2,557 nghìn tỷ USD
GDP bình quân đầu người 4,018 USD
HDI 0.684
Tên gọi dân cư Đông Nam Á
Các nhóm dân tộc Nam Á, Nam Đảo, Melanesia, Negrito, Papua, Người Việt, Hán – Tạng, Thái
Tôn giáo Phật giáo, Kitô giáo, Hindu giáo, Hối giáo, Đạo giáo, Satsana Phi giáo, Tín ngưỡng Việt Nam

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm giáp biển và đồi núi nên xét về tài nguyên, khoáng sản thì vô cùng phong phú, điều đó tạo ra cơ hội cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Không những vậy, Đông Nam Á còn có diện tích rừng rộng lớn, do vậy lâm nghiệp cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển.

Hiện nay hầu hết dân cư của khu vực Đông Nam Á đều là người Mã lai và ở họ có những nét tương đồng trong văn hóa và đời sống vì cơ bản họ coi việc sản xuất nông nghiệp lúa nước là hoạt động kinh tế chính. Sau này cùng với sự phát triển về kinh tế và văn hóa, người dân mở rộng hoạt động sang lĩnh vực trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

Hiện nay khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, trong đó đã có đến 10 quốc gia là thành viên chính thức của tổ chức ASEAN ( trừ Đông Timor). Dưới đây là danh sách các quốc gia khu vực Đông Nam Á và diện tích:

dong-nam-a-co-bao-nhieu-nuoc
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á

+ Việt Nam – diện tích 331.212 Km2

+ Myanmar – diện tích 653.290 Km2

+ Lào – diện tích 230.800 Km2

+ Campuchia – diện tích 176.520 Km2

+ Philippines – diện tích 653.290 Km2

+ Indonesia – diện tích 1.811.570 Km2

+ Malaysia – diện tích 328.550 Km2

+ Brunei – diện tích 5.270 Km2

+ Singapore – diện tích 700 Km2

+ Thái Lan – diện tích 510.890 Km2

+ Đông Timor – diện tích 14.870 Km2

Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á được chia làm 2 nhóm quốc gia chính, cụ thể như sau:

+ Các nước Đông Nam Á đại lục – các nước Đông Dương, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Tây Malaysia, Thái Lan, Myanmar

+ Các nước Đông Nam Á biển – các nước Đông Ấn: Indonesia, Singapore, Philippines, Đông Malaysia, Brunei, Đông Timor, Đảo Christmas, Quần đảo Andama và Nicobar, Quần đảo Cocos

Tìm hiểu đôi nét về các quốc gia Đông Nam Á

Việt Nam

Việt Nam hay còn gọi với tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – một quốc gia hình chữ S nằm tại khu vực cực Đông của bán đảo Đông Dương, giáp với biên giới Lào và Campuchia, địa phận đất liền Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khi hậu ở Việ Nam thường mát mẻ, ôn hòa và được chia làm hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Đây cũng được coi là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước.

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 96 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới và bao gồm 54 dân tộc anh em. Hai “cơ quan đầu não” kinh tế quan trọng tại Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đây là hai thành phố đóng vai trò chủ chốt trong sản xuất và tiêu thụ sản  phẩm của cả nước.

Singapore

Singapore có tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa Singapore – một quốc đảo có vị trí nằm giữa hai quốc gia là Malaysia và Indonesia, Khí hậu tại Singapore cũng mang tính chất khí hậu nhiệt đới và nhiệt độ duy trì ở mức 24oC – 32oC. Khác với những quốc gia khác, tài nguyên tại Singapore rất khan hiếm và hầu như là nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Buôn bán và dịch vụ là hai ngành kinh tế chủ lực của đất nước này.

so-luoc-ve-cac-quoc-gia-dong-nam-a
Sơ lược về các quốc gia khu vực Đông Nam Á

Singapore có cơ cấu dân số đa dạng, vị trí chiến lược thuận lợi và ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á, chính vì vậy đây được xem là điểm giao thương của tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan

Thái lan có tên gọi đầy đủ là Vương quốc Thái Lan, là đất nước nằm trong khu vực có phía Bắc giáp với Lào và Myanmar, phía Đông giáp với Lào và Campuchia, phía Nam giáp với vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp với Myanmar và biển.

Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, Thái Lan được xem là quốc gia có những địa điểm du dịch hấp dẫn thu hút được đông đảo lượng khách du lịch trên thế giới đổ về nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc nên cũng chia làm hai mùa là mùa nắng nóng và mùa khô lạnh. Đặc biệt văn hóa Thái Lan bị ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo, do vậy khi đến đây mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi chùa với kiến trúc vô cùng đặc sắc.

Malaysia

Malaysia còn được gọi với cái tên quen thuộc là Mã Lai, đây là một quốc gia nằm tại phía Nam khu vực Đông Nam Á, xét về mặt diện tích thì đây là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới.

Malaysia mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng và có độ ẩm cao, khí hậu tại đây cũng được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Đây là một quốc gia có hoạt động sản xuất phát triển rất mạnh và đứng đầu thế giới về sản xuất gỗ, xuất khẩu dầu cọ, cao su.

Indonesia

Indonesia có tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa Indonesia, đây là một quần đảo nằm giữa biển Ấn Độ Dương và biển Thái Bình Dương, sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.

Tại Indonesia, công nghiệp là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bên cạnh đó dịch vụ du lịch ở đất nước này cũng vô cùng phát triển với những hòn đảo nổi tiếng và những khu rừng nguyên sinh đặc sắc.

Campuchia

Campuchia là một quốc gia có vị trí nằm ở phía Tây Nam bán đảo Đông Dương, có phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Lan, phía Bắc giáp với Lào, phía Đông giáp với Việt Nam và phía Nam giáp với biển.

Cũng là một quốc gai nằm trong khu vực Đông Nam Á nên khí hậu Campuchia cũng được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ giao động trong khoảng từ 10oC – 38oC. Campuchia nổi tiếng với những công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất được xây dựng từ thời Khmer cổ đại và chịu ảnh hưởng rất lớn từ Đạo Phật.

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người sẽ có thêm kiến thức và hiểu biết về tất cả các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.