Gốm sứ Việt Nam có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước, được bắt nguồn từ các triều đại phong kiến. Tiêu biểu nhất phải kể đến đồ gốm thời nhà Trần được kế thừa nền tảng từ nghề gốm thời Lý, từ đó phát triển mang đến nhiều sản phẩm gốm sứ đẹp về thẩm mỹ và chất lượng, có giá trị đến tận ngày hôm nay. Vậỵ đồ gốm thời Trần có đặc điểm gì? Và có gì khác biệt so với đồ gốm thời Lê? Hãy cùng Naototnhat.com tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về đồ gốm thời Trần
1.1. Nguồn gốc xuất xứ của gốm thời Trần
Nghệ thuật gốm thời Trần được kế thừa và phát triển trên cơ sở nền móng có sẵn của thời Lý. Tuy nhiên đi theo điều kiện lịch sử và nhu cầu thời bấy giờ các sản phẩm gốm sứ thời Trần có hướng chuyển khác biệt rõ ràng từ tỉ mỉ, chau chuốt của thời Lý sang khuynh hướng hiện thực, đơn giản và khỏe khoắn.
Gốm được nung từ đất sét, có thể tráng men sau được nung qua lửa để tạo thành những sản phẩm trang trí và đồ gia dụng cho gia đình. Ngoài ra, các công trình kiến trúc lớn khác của thời Trần từ gốm đất nung như: đầu rồng, đầu đao, chim phượng,… được xây dựng tại các lăng mộ vua Trần tại Thiên Trường, Nam Định.
1.2. Đặc điểm của gốm sứ thời Trần
Gốm sứ thời Trần với hướng nghệ thuật hiện thực, chắc khỏe và đơn giản, mang đậm chất tinh thần thượng võ, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng. Đồ gia dụng được phủ men như: gốm hoa nâu, gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm men trắng, gốm men hoa lam, gốm men trắng ngà.
Các sản phẩm gốm thời Trần sử dụng rất nhiều loại hoa văn đặc trưng như:
- Hoa văn thực vật: chủ yếu là các sản phẩm tráng men như những đồ gia dụng: bát, đĩa, lọ, thập, liễn…. với các họa tiết như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, hoa thị,… trong số đó họa tiết hoa sen được cách điệu nhiều và độc đáo. Ngoài các đồ gốm còn được in ấn trên các loại gạch, ngói để xây dựng nhà cửa
- Hoa văn động vật: Hoa văn thường được sử dụng trong trang trí các họa tiết đồ gốm là hình rồng, phượng, thể hiện cho quyền lực, vua chúa và sự phồn thịnh của đất nước. Rồng của thời Trần được thiết kế phức tạp theo hướng chắc khỏe, mập mạp và có độ uốn lượn thoải mái hơn thời Lý. Ngoài ra còn có hình các loại động vật như: hổ, chim, voi, ngựa
- Hoa văn hình con người: Hình ảnh con người trên gốm sứ thời Trần rất hiện thực, sinh động và phong phú. Bố cục hình người đơn lẻ, hai người, nhóm người… rất mộc mạc và được kết hợp giữa cây cỏ động vật tạo nên sự khoáng đạt, mang tính hiện thực
- Hoa văn mây, sóng, nước: loại hoa văn này chủ yếu bổ trợ cho các họa tiết khác, tạo sự cách điệu, kết hợp nhiều nét đồng dạng, mềm mại, ổn định và cân bằng
1.3. Tìm hiểu về kỹ thuật tạo hình trên đồ gốm của thời Trần
Đồ gốm thời Trần chú trọng về chất gốm, kỹ thuật tráng men và hoa văn trên gốm. Tất cả những điều đó hình thành lên sản phẩm gốm sứ cao cấp, có chất lượng rất tốt. Để đáp ứng được hết yêu cầu trên, cần có kỹ thuật chế tác chuyên nghiệp.
Kỹ thuật thời Trần đặc trưng chính là: đắp nổi, khắc chìm, tráng men. Mỗi công đoạn yêu cầu rất cao về sự tỉ mỉ, cách thức và tay nghề của người thợ. Để đảm bảo khi hoàn thành xong sản phẩm phải đạt yêu cầu.
2. Sự khác biệt giữa gốm sứ thời Trần và Lê
Dù gốm sứ thời Trần được kế thừa và phát triển trên gốm sứ thời Lê, nhưng những sản phẩm gốm sứ thời Trần đều mang trong mình những giá trị và điểm khác biệt hơn rất nhiều so với gốm sứ nhà Lê. Chúng ta có thể so sánh một số điểm dưới đây để thấy rõ được sự khác biệt giữa hai loại gốm sứ này:
Kiểu dáng, phong cách:
- Gốm thời Lý: mỏng nhẹ, chìm nổi dáng, thanh thoát, tỉ mẩn và chau chuốt
- Gốm thời Trần: nét vẽ khoáng đạt, không gò bó, tính thực tế và khỏe khoắn, xương thơ và dày dặn hơn gốm thời Lý
Cách trang trí
- Gốm sứ thời Lý các hoa văn thường tập trung về thiên nhiên như hoa quả, các họa tiết khá như hoa lá, chim thú, người là họa tiết phụ
- Gốm sứ thời Trần tập trung vào rất nhiều họa tiết đặc biệt lúc bấy giờ như: hoa văn thực vật, hoa văn động vật, hoa văn hình con người, hoa văn mây nước… Thể hiện được thế giới hiện thực của người dân thời Trần
Kỹ thuật lò nung
- Thời Lý được sử dụng các loại lò như: lò cốc, lò nằm, lò rồng để nung sản phẩm từ 1200*C đến 1300*C
- Gốm sứ thời Trần được sử dụng nung từ nhiệt độ 1100*C – 1200*C
Nước men: đây là phần vô cùng quan trọng của sản phẩm gốm sứ, bước cuối để quyết định chất lượng và sự cao cấp của gốm sứ.
- Thời Lý tập trung vào nước men trắng, loại men đặc trưng hiện nay của gốm Bát Tràng
- Thời Trần thì có nhiều loại men cho gốm hơn như: men trắng, men ngà, men nâu,… tạo nên nhiều sự khác biệt cho sản phẩm gốm sứ
Gốm thời Trần được kế thừa từ nền tảng gốm sứ thời Lý, nhưng các nghệ nhân thời Trần đã tạo ra sự khác biệt, kế thừa và phát triển để sản phẩm phù hợp với thời đại bấy giờ. Các sản phẩm gốm thời Trần và Lý đều có những giá trị rất cao về cả ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ để chúng ta hiểu hơn về đồ gốm thời Trần có gì đặc biệt? Và sự khác nhau giữa gốm sứ thời Trần và Lý. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn, có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sưu tầm gốm đúng giá trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.