Cách viết phiếu đánh giá quá trình thử việc

Photo of author

By Van Nguyen

Nếu bạn đã trải qua quá trình thử việc, sếp hay quan quản lý yêu cầu viết phiếu đánh giá quá trình thử việc của bản thân. Hay bạn là một quản lý hay người hướng dẫn người mới trong công ty, kết thúc kỳ thử việc nhưng không biết cách viết phiếu đánh giá quá trình thử việc sao cho chuyên nghiệp và ấn tượng. Vậy thử ngay các mẫu được Nào Tốt Nhất gợi ý dưới đây.

Những tiêu chí trong phiếu đánh giá quá trình thử việc

Thử việc là quá trình mà bất kỳ ai cũng gặp nhiều khó khăn, đây là thời gian mà bạn phải nổ lực hết mình để được công ty nhận vào làm chính thức. Và sự chuyên nghiệp hay không, năng lực và thái đố của bạn như thế nào đều thể hiện khá rõ trong bản đánh giá quá trình thử việc trình lên cấp trên của mình.

Đây là phiếu đánh giá mà bản thân mọi người sẽ phải tự mình thực hiện, sẽ tự mình đánh giá quá trình thử việc như thế nào dựa trên góc độ cá nhân. Thì trong phiếu tự đánh giá thử việc của mình mọi người cần đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Thông tin cá nhân đầy đủ: Nhữn thông tin cơ bản về cá nhân của bạn

+ Thông tin về công ty, vị trí, thời gian, phòng ban, người hướng dẫn…trong quá trình thử việc

+ Những công việc bạn được tiếp cận và được làm

+ Nhưng thành tựu đạt được

+ Ưu điểm của bản thân có phù hợp với công việc hay không

+ Những việc hay kiến thức bạn chưa làm được

+ Những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn học được trong quá trình thử việc

+ Ý kiến, đánh giá của người hướng dẫn

+ Ý kiến đánh giá của trưởng bộ phận/ phòng ban…

Về cơ bản thì trong phiếu đánh giá quá trình thử việc của bản thân thì quan trọng nhất đó chính là phần bạn tự đánh giá nhận xét của bản thân. Thì trong bản đánh giá đó cần phải thế hiện được năng lực lẫn thái độ làm việc của bạn, cũng như là sự mong muốn khao khát được vào làm chính thức.

+ Thông tin đúng sự thật

+ Về mặt hình thức thì đẹp mắt

+ Đầy đủ nội dung các phần

+ Phần đánh giá nên trung thực, không nên nói quá hay nói dối về các kết quả công việc

Cách viết phiếu đánh giá quá trình thử việc

Và để có thể tự mình viết phiếu đánh giá quá trình thử việc thì mọi người có thể dựa trên những hướng dẫn dưới đây của Naototnhat.com

Cách viết nhận xét bản thân quá trình thử việc chuyên nghiệp

Ở đây sẽ hướng dẫn mọi người từng mục thông tin cụ thể.

Phần 1: Thông tin cá nhân

+ Họ và tên:

+ Số điện thoại

+ Địa chỉ hiện tại

+ Tuổi

+ Trình độ chuyên môn

+ Công ty thử việc

+ Phòng ban thử việc

+ Vị trí thử việc

Một số công việc đặc thù thù có trình bày thêm tình trạng hôn nhân ở trong đó, nên tùy vào công việc của mọi người như thế nào để trình bày vào, còn nếu như không thì không cần thiết.

Phần 2: TỰ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÍNH THỬ VIỆC

1. Công việc thử việc/ thực tập

Ở phần này mọi người nhớ nên rõ cụ thể công việc mà vị trí thử việc mình đang làm. Các công việc mà bên công ty giao dịch mọi người, nên liệt kê ở dạng đầu dòng các công việc đó, cụ thể càng tốt nhưng đừng dài dòng.

Đặc biệt không viết dưới dạng từng đoạn văn, viết dài dòng lan man.

2. Kết quả công việc

Với những công việc được giao thì bạn đạt kết quả như thế nào:

+ Hoàn thành hay không

+ Mức độ hoàn thành như thế nào

+ Hoàn thành bằng cách nào

+ Mang lại lợi ích gì cho công ty/ phòng ban hay không

Nếu như bạn hoàn thành công việc và mang lại lợi ích lớn cho công ty hãy mình chứng bằng các con số, kết quả cụ thể. Tránh việc nói xuông, lan man không rõ ràng về thành tựu. Và nhớ là trình bảy ngắn gọn, khiếm tốn và có chừng mực.

Rất nhiều bạn viết lố, viết những kết quả không có thật hoặc viết một cách chung chung, thì điều này không nên viết trong phiếu đánh giá quá trình thử việc.

3. Ưu điểm của bản thân

Nhiều bạn sẽ không đưa ra mục này trong viết phiếu đánh giá quá trình thử việc của mình, bởi cho rằng nó không quán trọng. Nhưng đây là mục khá quán trọng và tạo nên sự khác biệt giữa bản đánh giá của mọi người với những người khác.

Ưu điểm ở đây thì bạn cần trình bày theo dạng chỉ ra những ưu điểm của mình phù hợp với công việc, để người xem có thể thấy được bạn có gì phù hợp với công việc hiện tại, vị trí họ đang yêu cầu. Bản nhận xét đánh giá kết quả thử việc.

Thể hiện được các lợi thế của bản thân về kiến thức, kỹ năng đối với công việc. Tránh đưa ra cách đánh giá ưu điểm như vui vẻ, hòa đồng… những thông tin này không cần thiết. Bạn cần đưa ra những lợi thế của mình để thể hiện được bản thân cực kỳ phù hợp và có tiềm năng đối với công ty.

4. Hạn chế/ nhược điểm của bản thân

Trong công việc thì những gì bạn chưa đạt được cũng nên trình bài trong phiếu đánh giá quá trình thử việc. Bạn cần đưa ra các thông tin về những vấn đề mình gặp phải, những công việc mình chưa thể thực hiện và nguyên nhân.

Đưa kết quả trung thực và có trách nhiệm, tránh việc khi người đọc đánh giá nhìn vào thấy bạn vô trách nhiệm, có thái độ đùn đẩy không có trách nhiệm với việc mình đã làm.

5. Những đề xuất trong công việc

Bạn có thể đưa ra những đề xuất mới trong công việc, về cơ bản mọi người thể hiện được tầm nhìn và tiềm năng của bản thân đối với công việc. Và công ty sẽ đánh giá kết quả tốt đối với người có đóng góp cho công ty trong tương lai, và có tầm nhìn tốt.

Như vậy đối với mục đề xuất công việc bạn có thể đưa ra các đề xuất mà công ty hiện đang có vấn đề và hướng đến giải pháp tốt. Nhưng đừng viết quá nhiều, chỉ ở dạng khơi gợi để người ta còn giữ mình lại làm việc.

Phần 3: Đánh giá/ nhận xét của người hướng dẫn

Phần 4: Đánh giá/ nhận xét của trưởng phòng/ quản lý

Mẫu tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Nếu bạn chưa hình dung được các mẫu đánh giá bản thân hay các mẫu tự đánh giá quá trình thử việc như thế nào, có thể xem qua các mẫu dưới đây để tham khảo.

Tải mẫu phiếu đánh giá quá trình thử việc

Nếu bạn muốn tải các mẫu đánh giá công việc sau thử việc theo mẫu một cách nhanh chóng để áp dụng cho mình thì có thể thực hiện tải một số mẫu sau về máy, chỉ cần chỉnh sửa và thay đổi một số thông tin là được. Đảm bảo về mặt hình thức lẫn nội dung đầy đủ.

+ Link tải mẫu tự nhận xét quá trình thử việc: Tại đây

+ Link tải mẫu đánh giá kết quả thử việc: Tại đây

+ Link tải mẫu tự nhận xét bản thân sau quá trình thử việc:

Kinh nghiệm viết phiếu đánh giá quá trình thử việc

Khi bạn viết phiếu đánh giá quá trình thử việc của mình, muốn để lại ấn tượng cũng như đạt được khả năng tuyển dụng cao thì cần phiểu hiểu người đánh giá họ sẽ đánh giá như thế nào. Chắc chắn không chỉ dựa vào tờ đánh giá là tuyến hay không,bởi họ đá quan sát và đánh giá bạn trong quá trình thử việc.

Thì thường trong phiếu đánh giá quá trình thử việc, thì những tiêu chí sau để xem xét có cho bạn quá quá trình thử việc hay không:

+ Kiến thức

+ Kỹ năng

+ Thái độ làm việc

+ Sự phù hợp với mối trường

Thì dựa trên các tiêu chí này, thì khi viết phiếu đánh giá quá trình thử việc mọi người cần phải thể hiện được hết các nội dụng đó, ngay khi đọc xong bản tự đánh giá của mọi người thực hiện thì cấp trên có cách nhìn tổng quan về mọi thứ:

+ Kiến thức nền tảng của bạn có tốt hay không

+ Kỹ năng của bạn là gì, có phục vụ cho công việc hay không và kỹ năng như thế nào

+ Thái độ làm việc ra sao: Có trách nhiệm hay không, vui vẻ hòa đồng không, tính cách như thế nào, tính kỷ luật và tinh thần làm việc ra sao.

Vậy nên kinh nghiệm để viết phiếu đánh giá quá trình thử việc của bạn cần phải:

+ Sử dụng phông chữ dễ đọc

+ Hình thức trình bày đẹp, chuẩn: đồng bộ về cỡ chữ, nổi bật những tiêu đề, khoảng cách dòng, khoảng cách chữ, cỡ chữ, lề trái phải, trên dưới cần có sự đồng bộ và khoảng cách dễ nhìn, dễ đọc.

+ Không nên viết bản đánh giá quá dài dòng, bạn chỉ nên làm tàm 1,5 – 2 tở ( 2 mặt ) A4

+ Kiểm tra lỗi chính tả của bản đánh giá, không nên để lỗi chính tả

Trên đây là những cách viết phiếu đánh giá quá trình thử việc chuẩn hiện nay mà bất kỳ ai khi làm việc cũng nên biết, đây thuộc phần kỹ năng của mỗi người, qua đó cũng thể hiển được sự chuyên nghiệp và thái độ của bạn với công việc đang thử. Vậy nên suốt quá trình thử việc chỉ gói gọn trong bản đánh giá ngắn gọn, nên hãy tập trung viết sao cho chỉnh chu nhất.

Tìm kiếm liên quan:

  1. TOP 5 Trang Web Tuyển Việc Làm Philippines tại Việt Nam
  2. Mẫu Giấy Chứng Nhận Nghỉ Việc Hưởng BHXH Cho F0 Mới Nhất
  3. Nữ không có bằng cấp 3 thì làm nghề gì