Cách Đọc Số Trên Thẻ Căn Cước Công Dân Có Ý Nghĩa Gì?

Photo of author

By Nhi Nhi

Căn Cước Công Dân (hay CCCD) là một loại giấy tờ tuỳ thân cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân sống và sinh hoạt trên các địa bàn, tỉnh, thành phố Việt Nam. Tuy nhiên, những con số trên thẻ CCCD khiến nhiều người dân thắc mắc và không hiểu nó được hình thành như thế nào? Hãy cùng Naototnhat.com tìm hiểu về các con số trên CCCD Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé

Căn Cước Công Dân là gì?

Căn Cước Công Dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tuỳ thân vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân sống và làm việc trên một lãnh thổ. CCCD chứa các thông tin cơ bản như: thông tin cá nhân, hình dạng, đặc điểm nhận dạng để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác. CCCD gồm có 12 chữ số, mang ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân.

CCCD là một hình thức mới thay thế hoàn toàn cho Chứng Minh Nhân Dân (CMND) được cấp phát vào năm 2016. Những đối tượng từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD để sử dụng. Nếu làm mất thẻ CCCD, người dẫn cần báo ngay với cơ quan hành chính gần mình nhất để được cấp lại CCCD mới theo quy định của pháp luật nhà nước.

Cách Đọc Số Trên Thẻ Căn Cước Công Dân Có Ý Nghĩa Gì?

Những lợi ích của CCCD mang lại là gì?

Sử dụng CCCD làm giấy tờ tuỳ thân, thay thế cho CMND nhằm giúp người dân giảm tải thủ tục hành chính và bắt kịp với xu hướng công nghệ hiện đại hiện nay. Một số lợi ích mà CCCD mang lại cho người dân, đặc biệt là CCCD gắn chip như sau:

+ Độ bảo mật cao, chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng được, không sợ gặp rủi ro khi làm mất thẻ, bị đánh cắp thẻ,…

+ Giảm tải chi phí khi công chứng giấy tờ

+ Tránh được các trường hợp giả mạo giấy tờ

+ Tích hợp các thông tin BHYT, bằng lái xe, … Dễ dàng mang theo bên người và không cần phải mang theo các giấy tờ được tích hợp khác.

+ Hỗ trợ tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau như: chữ ký số,  xác thực sinh trắc học,…

Cách đọc số trên thẻ Căn Cước Công Dân có ý nghĩa gì?

Những con số trên thẻ CCCD chính là số định danh cá nhân hoặc bạn cũng có thể hiểu là mã số riêng biệt và duy nhất gắn liền với công dân và được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia Việt Nam. Với dãy số gồm 12 con số chứa đựng các thông tin gồm: năm sinh, giới tính, tỉnh thành phố công dân đăng ký khai sinh và những con số ngẫu nhiên.

Nói cách khác, 12 con số được viết thành định dạng sau: AAA B CC DDDDDD

Và ý nghĩa của từng chữ số như sau:

3 con số AAA đầu tiên

3 chữ số đàu tiên chính là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia của công dân đó đăng ký khai sinh. Thông tin tra cứu mã tỉnh, thành phố sẽ được liệt kê bên mục dưới bài viết.

1 số B tiếp theo

Chữ số B này chính là mã giới tính của công dân. Và được quy định rõ ràng theo từng thế kỷ. Bạn có thể tham khảo trong bảng sau:

Thế kỷ Thời gian (năm) Giới tính Nam Giới tính Nữ
Thế kỷ 20 1900 – 1999 0 1
Thế kỷ 21 2000 – 2099 2 3
Thế kỷ 22 2100 – 2199 4 5
Thế kỷ 23 2200 – 2299 6 7
Thế kỷ 24 2300 – 2399 8 9

Như vậy, theo quy định trong bảng trên, những người sinh vào thế kỷ 20, tức là có năm sinh từ năm 1900 dến năm 1999 sẽ được quy định: Nam là số 0 và nữ là số 1. Tương tự như các thế kỷ 21,22…

2 số CC tiếp theo

2 chữ số tiếp theo này chính là mã năm sinh của công dân. Được thể hiện rõ ràng bằng 2 số năm sinh cuối cùng của công dân. Ví dụ: bạn sinh năm 1994, thì mã số năm sinh sẽ là 94. Thông tin về năm sinh sẽ được sử dụng theo nội dung trong Giấy khai sinh gốc của mỗi công dân.

6 số DDDDDD cuối

6 số cuối trong dãy 12 số trong CCCD chính là một dãy số tự nhiên ngẫu nhiên và được tạo tự động trên hệ thống dữ liệu quốc gia. Dãy số 6 số này không trùng lặp, mỗi người một số duy nhất. Và được xem là mã số định danh cho từng công dân Việt Nam.

Với những thông tin trên, một ví dụ dễ hiểu như sau: CCCD của công dân là 001094000001. Được hiểu là công dân được sinh ra ở Hà Nội (001), là nam (0), sinh ở thế kỷ 20, năm sinh là 1994 (94), mã số định danh là 000001.

Tra cứu mã tỉnh, thành phố trên thẻ Căn Cước Công Dân

Tra cứu mã tỉnh, thành phố trên CCCD được thể hiện trong bảng sau, bạn có thể tham khảo để biết được 3 chữ số đầu trong CCCD được thể hiện theo từng tỉnh, thành phố mà công dân đó sinh ra (dựa theo Giấy khai sinh):

Tên Tỉnh/ Thành phố Tên Tỉnh/ Thành phố
Hà Nội 1 Hà Giang 2
Cao Bằng 4 Bắc Kạn 6
Tuyên Quang 8 Lào Cai 10
Điện Biên 11 Lai Châu 12
Sơn La 14 Yên Bái 15
Hoà Bình 17 Thái Nguyên 19
Lạng Sơn 20 Quảng Ninh 22
Bắc Giang 24 Phú Thọ 25
Vĩnh Phúc 26 Bắc Ninh 27
Hải Dương 30 Hải Phòng 31
Hưng Yên 33 Thái Bình 34
Hà Nam 35 Nam Định 36
Ninh Bình 37 Thanh Hoá 38
Nghệ An 40 Hà Tĩnh 42
Quảng Bình 44 Quảng Trị 45
Thừa Thiên Huế 46 Đà Nẵng 48
Quảng Nam 49 Quảng Ngãi 51
Bình Định 52 Phú Yên 54
Khánh Hoà 56 Ninh Thuận 58
Bình Thuận 60 Kon Tum 62
Gia Lai 64 Đắk Lắk 66
Đắk Nông 67 Lâm Đồng 68
Bình Phước 70 Tây Ninh 72
Bình Dương 74 Đồng Nai 75
Bà Rịa – Vũng Tàu 77 TP Hồ Chí Minh 79
Long An 80 Tiền Giang 82
Bến Tre 83 Trà Vinh 84
Vĩnh Long 86 Đồng Tháp 87
An Giang 89 Kiên Giang 91
Cần Thơ 92 Hậu Giang 93
Sóc Trăng 94 Bạc Liêu 95
Cà Mau 96

Căn Cước Công Dân được sử dụng thay thế hộ chiếu không?

Vào ngày 20/11/2021, Quốc Hội nước Việt Nam thông qua Luật Căn Cước Công Dân Và những thẻ CCCD đầu tiên được cấp cho người dân tại Hà Nội chính thức vào ngày 01/01/2016. Vậy CCCD có thể sử dụng thay thế cho hộ chiếu được không? Là câu hỏi được sự quan tâm của khá nhiều người.

Để trả lời cho câu hỏi này thì, theo điều luật 20 của luật Căn Cước Công Dân vào năm 2014. Thẻ CCCD sẽ được sử dụng thay thế cho hộ chiếu của người dân trong trường hợp Việt Nam và nước quốc tế ký kết điều ước hoặc thực hiện các thoả thuận quốc tế nhằm cho phép công dân của nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ nước ngoài và ngược lại.

Căn Cước Công Dân và CMND có sự khác biệt ra sao?

Thẻ CCCD và CMND có sự khác biệt rõ rệt. Và hiện nay, việc cấp phát và sử dụng CCCD đã thay thế cho CMND. Sự khác biệt được thể hiện như sau:

CCCD CMND
+ CCCD là số định danh cá nhân được cấp cho mỗi cá nhân, không có sự lặp lại. Gồm dãy 12 số

+ Không quy định mục họ, tên gọi khác

+ Mục dân tộc được thay thế bằng quốc tịch

+ Dấu hình Công An hiệu được thay thế bằng dấu có hình Quốc Huy của cơ quan cấp CCCD.

+ Sau lần cấp đầu tiên, khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi sẽ đổi lại CCCD mới. từ 60 tuổi trở lên không phải đổi CCCD.

+ Có giá trị sử dụng thay thế cho hộ chiếu

+ CMND có 9 số

+ Có thêm mục họ, tên khác, dân tộc

 

 

 

 

+ Trên CMND có dấu hình Công An hiệu

 

+ Thời hạn sử dụng CMND: 15 năm. Sau thời hạn sử dụng cần đổi CMND.

 

+ Không có giá trị sử dụng thay thế cho hộ chiếu.

Dãy số ở mặt sau CCCD có ý nghĩa gì?

Một dãy số tự nhiên xuất hiện ở mặt sau của CCCD nhìn tưởng như không có tác dụng gì, thì nó lại là thông tin quan trọng được dùng để xác định nhân thân của công dân. Khi sử dụng thẻ CCCD quét qua máy quét đọc chip. Thì thông tin của chủ thẻ CCCD sẽ được hiển thị đầy đủ và nhanh chóng trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Dãy ký tự số này được gọi là MRZ. Cùng con chip điện tử màu vàng ánh kim. Con chip điện tử này sẽ chứa các thông tin của cá nhân công dân đó bao gồm: họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng,…

Trên đây là thông tin Cách đọc số thẻ Căn Cước Công Dân và ý nghĩa những con số mặt trước, mặt sau của thẻ CCCD Việt Nam hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn có thêm thông tin về CCCD Việt Nam cũng như giải mã được ý nghĩa toàn bộ thông tin trên thẻ CCCD được áp dụng.