Lạm phát là vấn đề kinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt. Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát tăng cao cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực mà đôi khi nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Vậy lạm phát tăng cao ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất? Để tìm câu trả lời chính xác nhất, mọi người hãy cùng Nào Tốt Nhất tham khảo bài viết dưới đây.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là tình trạng tăng giá liên tục của các loại hàng hóa và dịch vụ đồng thời tiền tệ cũng dần mất đi giá trị sử dụng theo thời gian. Điều đó có nghĩa là khi mức giá bán tăng lên đồng nghĩa với việc một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với thời điểm chưa xảy ra lạm phát, từ đó làm giảm sức mua của người dân trong giai đoạn này.
Lấy một ví dụ thực tế về tính hình lạm phát trong thời gian gần đây:
Vài tháng trước, giá một lít xăng 95 trung bình khoảng 24.000 đồng/lít, kể từ khi Nga áp dụng chiến lược chiến tranh quân sự xuống Ukraine và hàng loạt lệnh cấm được đặt ra với Nga, giá xăng leo dốc đỉnh điểm lên 29.980 đồng/lít – mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Qua đó có thể thấy với 50.000 đồng, trước đây chúng ta có thể đổ được 2,08 lít xăng còn bây giờ chỉ đổ được 1,67 lít xăng. Đó chính là biểu hiện của lạm phát.
Phân loại lạm phát
Tùy theo mức độ mà lạm phát được chia thành 3 loại
+ Lạm phát tự nhiên: 0% – 10%: Nền kinh tế không bị tác động, giá hàng hóa không tăng nhiều
+ Lạm phát phi mã: 10% – dưới 1000%: Nền kinh tế bị tác động mạnh, giá hàng hóa leo thang, nguồn thu nhập của người lao động giảm => Sức mua giảm
+ Siêu lạm phát: Trên 1000% : Lạm phát ở mức báo động, nền kinh tế suy yếu, tiền tệ mất giá nặng nề, khả năng phục hồi lại nền kinh tế là rất thấp
Lạm phát tăng cao có lợi hay có hại?
Nghe đến hai từ lạm phát, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những tác động tiêu cực bởi giá hàng hóa tăng chóng mặt. Đúng vậy, lạm phát tác động tiêu cực, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế của các quốc gia.
Lợi ích khi lạm phát tăng cao
Lạm phát là tình trạng thường xuyên xảy ra ở mọi quốc gia, trong đó có thể nói Mỹ là quốc gia có tình trạng lạm phát kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến nền kinh tế. Tuy nhiên lạm phát không hẳn là xấu, nó cũng gây ra những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cụ thể như sau:
+ Lạm phát tăng cao làm cho lượng tiền nhiều hơn trong lưu thông, từ đó kích cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ => Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
+ Giảm tỉ lệ người lao động thất nghiệp trong xã hội
+ Giảm giá trị của các khoản nợ => Có lợi cho những ai đang đi vay, kích thích vay nợ
+ Có thể làm tăng giá cổ phiếu, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
Mặc dù lạm phát mang lại rất nhiều lợi ích lớn lao, song nó chỉ thực sự tốt đối với các quốc gia kiểm soát tốt lạm phát tự nhiên, cụ thể là từ 2% – 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển. Nếu vượt khỏi mốc này thì lạm phát sẽ trở thành lạm phát phi mã và lúc đó nó không còn tác động tích cực đến nề kinh tế nữa.
Rủi ro khi lạm phát tăng cao
Bên cạnh những lợi ích mà lạm phát mang lại cho nền kinh tế, nó cũng tồn tại những rủi ro rất lớn khiến nhiều quốc gia phải “kiên dè”, cụ thể như sau:
+ Lạm phát tăng kéo theo lãi suất cũng tăng để đảm bảo lãi suất thực ổn định ở mức dương
+ Dễ xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế và tăng tỉ lệ thất nghiệp trong xã hội
Đây chính là 2 rủi ro chính mà lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động đến nền kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát tăng cao ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất?
Lạm phát tăng cao ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất là mối quan tâm chung của rất nhiều người. Hiện nay chưa một ai có thể khẳng định đâu là ngành được lợi nhiều nhất khi lạm phát tăng, thay vào đó các chuyên gia sẽ đánh giá từng nhóm ngành có điều kiện phát triển cao hay thấp ở giai đoạn này mà thôi.
Theo nghiên cứu mới nhất của chuyên gia Bloomberg, khi lạm phát tăng thì giá hàng hóa cũng tăng theo, đầu tư vào hoạt động kinh doanh, sản xuất được đẩy mạnh hơn, còn đầu tư vào chỉ số hàng hóa vào thời điểm này là không hợp lý.
Tại Việt Nam, theo đánh giá của ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc nghiên cứu Công ty chứng khoán MB, vào thời điểm lạm phát tăng cao, những nhóm ngành tài chính ngân hàng sẽ có tiềm năng tăng trưởng, tiếp theo đó là nhóm ngành được hưởng lợi từ đầu tư công.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Goldman thì nhóm ngành Năng lượng và Công nghệ, Nhu yếu phẩm cũng có nhiều cơ hội phát triển. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiềm năng tăng trưởng của từng nhóm ngành khi lạm phát tăng cao sẽ như thế nào nhé:
Nhóm ngành Năng lượng
Trong nhóm ngành Năng lượng, thời điểm lạm phát tăng cao, cổ phiếu ngành dầu khí sẽ được chú trọng nhiều hơn và được khuyến khích đầu tư bởi theo đánh giá, các doanh nghiệp dầu khí đánh bại chỉ số lạm phát đến 71% và theo thống kê, lợi nhuận trung bình ngành dầu khi hằng năm đạt khoảng 9%.
Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng
Khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng sẽ áp dụng chính sách tăng lãi suất đầu ra để đảm bảo lãi suất thực, bên cạnh đó các hoạt động tín dụng không bị tác động nhiều. Qua đó có thể thấy ngành Ngân hàng được lợi rất nhiều khi lạm phát tăng, trong đó lợi nhuận thu về từ cổ phiếu chắc chắn là rất lớn.
Nhóm ngành bảo hiểm
Khi lạm phát tăng cao kéo theo lãi suất tăng tạo điều kiện thuận lợi chó các doanh nghiệp ngành bảo hiểm tăng trưởng doanh số và có cơ hội để phát triển. Do đó đây cũng là nhóm ngành có lợi khi lạm phát xảy ra và tăng cao.
Nhóm ngành nhu yếu phẩm, nông nghiệp
Có thể thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhu yếu phẩm vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, kinh doanh có lời khi lạm phát tăng cao bởi giá hàng hóa cũng theo đó mà tăng lên rất nhiều. Do đó, đây cũng là ngành hưởng lợi rất nhiều từ tình hình lạm phát.
Lạm phát tăng cao có nên đầu tư cổ phiếu không?
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam dần hoạt động số nổi hơn và một số mã cổ phiếu liên tục lập mốc kỷ lục qua các phiên giao dịch. Như vậy lạm phát tăng cao có nên đầu tư cổ phiếu không?
Vào thời kỳ lạm phát , tùy theo mức độ lạm phát mà hoạt động đầu tư cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận và cũng có thể khiến nhà đầu tư “mất trắng”. theo thống kê của Agriseco Research, mức lạm phát tốt nhất áp dụng cho thị trường chứng khoán là vào khoảng 4%/năm, đây chỉ là mức ước tính mà thôi còn lạm phát vẫn có thể giao động trong mức đệm 4% – 8%/năm. Như vậy vào thời kỳ lạm phát, đầu tư cổ phiếu sẽ mang lại khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát xảy ra đầu tư cổ phiếu cũng mang lại lợi nhuận bởi có một thời gian khi lạm phát tăng, nhóm cổ phiếu tăng trưởng bổng nhiên lao dốc không phanh và gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư khi rót vốn vào.
Do vậy khi đầu tư cổ phiếu trong thời kỳ lạm phát tăng cao đòi hỏi các nhà đầu tư phải phân tích, đánh giá và lựa chọn các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định qua các năm, dòng tiền vào ra đều đặn và mức giá giao dịch qua các phiên không quá cao.
Bên cạnh cổ phiếu, các nhà đầu tư cũng có thể tham gia vào các kênh đầu tư trái phiếu khi lạm phát tăng cao bởi nó tiềm ẩn ít rủi ro hơn cổ phiếu và không bị tác động nhiều bởi biến động thị trường, bên cạnh đó lãi suất từ trái phiếu cũng rất lớn nên tỉ suất sinh lời chắc chắn sẽ cao. Ngoài ra vàng cũng là một kênh đầu tư khá an toàn trong giai đoạn này mà mọi người có thể tham khảo.
Xem chi tiết tại video
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi lạm phát tăng cao ngành nào được hưởng lợi nhiều nhất. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người sẽ chọn được kênh đầu tư an toàn và phù hợp vào thời kỳ lạm phát để đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai. Chúc mọi người thành công.