Proof of Stake được biết đến như một thuật toán đồng thuận phổ biến nhất trong thị trường tiền số. Bản thân nó là một cơ chế đồng thuận của nền tảng chuỗi khối, song nó cũng phát triển nhiều biến thể đa dạng. Và vì vậy mà phần lớn nhiều người chưa nắm bắt được khái niệm Proof of Stake là gì và cơ chế này hoạt động như thế nào?
Proof of Stake (PoS) là gì?
PoS hay đầy đủ là Proof of Stake, được hiểu mà một thuật toán bằng chứng cổ phần của blockchain. Nó cần người dùng stake hay có nghĩa là đặt cược và lock (khóa) một lượng coin để làm người xác thực hay Validator của mạng lưới đó.
Cho đến thời điểm này, Proof of Stake vẫn là một thuật toán thông dụng và dần soán ngôi thuật toán PoW (Proof of Work). Nếu như PoW yêu cầu hệ thống máy móc phức tạp để xác thực thì PoS vận hành một cách đơn giản hơn nhiều. Nó được xem là một thuật toán tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và nhấn mạnh sự phi tập trung, nâng cao khả năng mở rộng và bảo mật.
Với cơ chế đồng thuận này, các Validator sẽ là người xác minh những giao dịch trên mạng, tiếp đó gửi bằng chứng vào block. Khi được chấp thuận, họ sẽ thu về phí gas hoặc nhận reward. Khi không được chấp thuận, họ sẽ phải mất đi một phần hoặc tất cả lượng coin đã stake.
Cơ chế vận hành của thuật toán Proof of Stake
Để ứng cử làm Validator, bạn cần đặt cược (stake) một số lượng coin nhất định. Lượng coin này sẽ được lock trên sàn crypto hoặc những nền tảng stake và sẽ có phần thưởng nhằm thúc đẩy người dùng tham gia nhiều hơn. Cụ thể quy trình hoạt động của Proof of Stake như sau:
- Bước 1: Người nắm giữ đồng tiền của nền tảng có thể đặt cược một phần hoặc toàn bộ số coin mà họ đang nắm giữ vào staking pool.
- Bước 2: Proof of Stake chọn một Validator ngẫu nhiên.
- Bước 3: Validator được lựa chọn cần đề xuất một khối và tổng giao dịch trong khối đó.
- Bước 4: Người dùng khác được quyền phê duyệt và xác minh block được Validator đề xuất.
- Bước 5: Một khối mới được bổ sung vào nền tảng.
- Bước 6: Validator sẽ thu về một khoản phí giao dịch hoặc một phần thưởng.
Trong thuật toán này, việc tạo khối tiếp theo trên cơ sở số coin mà một người tham gia đã đặt cược. Số lượng coin càng nhiều, cơ hội ứng dụng thành công vào vị trí người xác thực càng lớn.
Ưu điểm và hạn chế của thuật toán Proof of Stake
Ưu điểm
- Không cần thiết bị cấu hình phức tạp để thực hiện việc xác thực và khai thác.
- Cho phép ủy quyền cho Validator. Điều này có nghĩa là người tham gia ký gửi đồng tiền cho Validator để họ được quyền bỏ phiếu, ngược lại người tham gia ký gửi đồng tiền đó cũng nhận được thưởng mà không phải mất sức.
- Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, thân thiện với môi trường hơn so với thuật toán PoW.
- An toàn lên đến 51%.
Hạn chế
- Người trực tiếp làm Validator hoặc ủy quyền cho người khác cũng đều bị khóa coin trên nền tảng stake, thu nhập cuối cùng có thể bị thua lỗ do giá coin có thể hạ.
- Người nào lock càng nhiều coin thì tiếng nói càng lớn, chưa có tính công bằng.
- Người nắm giữ coin nhiều sẽ có cơ hội giàu hơn, trở thành một thách thức lớn cho quá trình xác thực minh bạch và công khai của mạng.
Nên đầu tư vào những coin Proof of Stake nào?
Phần lớn các nền tảng chuỗi khối sau Bitcoin và Ethereum đều sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake. Dưới đây là những đồng coin gắn liền với thuật toán Proof of Stake được đánh giá có nhiều triển vọng nhất:
- Ethereum: Giá ETH đã tăng lên đáng kể từ sau sự kiện Ethereum ra mắt phiên bản nâng cấp 2.0, đánh dấu bước ngoặt blockchain đình đám này chuyển từ thuật toán bằng chứng công việc PoW sang bằng chứng cổ phần PoS.
- Cardano: Blockchain Cardano được xây dựng bằng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần PoS, tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với một số loại tiền điện tử khác. Điều này có nghĩa là người dùng có thể tham gia vào mạng và kiếm phần thưởng bằng cách đặt cược mã thông báo ADA.
- Terra Classic: Terra Classic là một nền tảng chuỗi khối sử dụng thuật toán PoS nhằm mục đích tạo ra một hệ thống thanh toán toàn cầu nhanh chóng, với chi phí giao dịch phải chăng và dễ tiếp cận. Giá LUNC – đồng coin của Terra Classic mặc dù đang tăng trưởng không mấy khả quan, song các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để mua LUNC với mức giá thấp và kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao một thời gian nữa.
- Algorand: Algorand sử dụng cơ chế đồng thuận Bằng chứng cổ phần thuần túy (PPoS), trong đó người dùng đặt cược ALGO – token của họ để tham gia vào quy trình đồng thuận và kiếm phần thưởng.
- EOS: EOS sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (DPoS) được ủy quyền, cho phép chủ sở hữu token bỏ phiếu cho nhà tạo khối xác thực các giao dịch trên mạng. Hệ thống này được thiết kế để tối ưu tốc độ nhanh hơn và có khả năng mở rộng hơn so với cơ chế bằng chứng công việc (PoW) được sử dụng bởi các loại tiền điện tử như Bitcoin.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hay về crypto. Chúc bạn đầu tư thành công!