Học lái xe ô tô hiện nay cần học những gì? có khó không?

Photo of author

By minhtoan

1. Học lái xe ô tô hiện nay có khó không?

Học lái xe ở thời điểm hiện tại có khó không là một trong những thắc mắc của nhiều người. Bởi chỉ trong vài năm trở lại đây, các nội dung học và thi đã có nhiều thay đổi và bổ sung đáng kể.

Hiện tại, các nội dung học và thi lái xe ô tô đã có nhiều thay đổi đáng kể (Ảnh: Sưu tầm)

Theo như nhiều đơn vị, trung tâm đào tạo bằng lái xe ô tô đánh giá, ở thời điểm hiện tại, thí sinh sẽ phải dành thời gian để ôn tập nhiều nội dung hơn trước. Bên cạnh đó, phải nghiêm túc “học thật, thi thật” bởi quá trình chấm điểm cũng diễn ra gay gắt hơn nhiều.

Tuy vậy, việc thi có khó hay không còn tùy thuộc vào nhiều lý do chủ quan và khách quan. Nếu học viên là người chăm chỉ, ôn tập tốt nội dung lý thuyết và vững vàng tay lái khi thực hiện bài thi thực hành thì việc vượt qua là điều rất dễ dàng.

2. Học lái xe ô tô cần phải học những gì?

2.1 600 câu lý thuyết 

Từ năm 2020, Bộ đề câu hỏi lý thuyết lái xe ô tô do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành có tổng 600 câu hỏi. Cụ thể gồm những nội dung sau: 

  • Chương 1: Gồm 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ 
  • Chương 2: Gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải
  • Chương 3: Gồm 21 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe 
  • Chương 4: Gồm 56 câu về kỹ thuật lái xe 
  • Chương 5: Gồm 35 câu về cấu tạo và sửa chữa
  • Chương 6: Gồm 182 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ
  • Chương 7: Gồm 114 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

Trong bộ đề này đã bao gồm cả 60 câu hỏi điểm liệt về các tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng. 

Số câu hỏi trong các đề thi các hạng B1, B2, C, D, E và hạng F tăng lên như sau:

  • Hạng B1: 30 câu
  • Hạng B2: 35 câu
  • Hạng C: 40 câu
  • Hạng D, E, F : 45 câu

Bạn có thể ôn tập lý thuyết ô tô thông qua phần mềm thi lý thuyết lái xe ô tô trên máy tính, điện thoại. Hoặc bạn cũng có thể thi thử lý thuyết lái xe trực tiếp trên web mà không cần tải về.

Học viên thi B1, B2, C, D, E và F đều phải học thêm nhiều câu hỏi lý thuyết (Ảnh: Sưu tầm)

2.2 120 tình huống mô phỏng

Theo quy định, khi thực hiện nội dung lái xe mô hình cabin ảo, học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành nhiều bài tập. Khi ôn thi tại trung tâm đào tạo, học viên sẽ được hướng dẫn những nội dung gồm: 

  • Cách vận hành xe.
  • Thực hành bài “đề pa” lên dốc.
  • Đường quanh co, vuông góc tương tự bài sa hình thi sát hạch.
  • Bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình cao tốc, thành phố, đồi núi,..

Đối với phần thi mô phỏng lái xe, phần mềm được trang bị 120 tình huống, chia thành 6 chương cụ thể như sau:

  • Chương 1: Bao gồm 29 tình huống mô phỏng các thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
  • Chương 2: Bao gồm 14 tình huống mô phỏng các thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
  • Chương 3: Gồm 20 tình huống mô phỏng các thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
  • Chương 4: Gồm 10 tình huống mô phỏng các thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
  • Chương 5: Gồm 17 tình huống mô phỏng các thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
  • Chương 6: Gồm 30 tình huống mô phỏng các va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.

2.3  Học thực hành DAT

Theo quy định, học lái xe đường trường với thiết bị DAT trên các hạng bằng lái xe ô tô như sau:

  • Đối với điều kiện hoàn thành chạy DAT trên hạng B1
  • Số km tối thiểu: 710km.
  • Số giờ tối thiểu: 12 giờ.
  • Số giờ chạy ban đêm tối thiểu: 4 giờ.
  • Đối với điều kiện hoàn thành chạy DAT trên hạng B2
  • Số km tối thiểu: 810km.
  • Số giờ tối thiểu: 20 giờ.
  • Số giờ chạy ban đêm tối thiểu: 4 giờ.
  • Số giờ học trên xe số tự động (B1): 3.2 giờ.
  • Đối với điều kiện hoàn thành chạy DAT trên hạng C
  • Số km tối thiểu: 825km.
  • Số giờ tối thiểu: 24 giờ.
  • Số giờ chạy ban đêm tối thiểu: 4 giờ.
  • Số giờ học trên xe số tự động (B1): 3.2 giờ.
Học lái xe đường trường với thiết bị DAT được quy định khác nhau ở mỗi hạng bằng (Ảnh: Sưu tầm)

2.4 Học sa hình

Sa hình là một phần thi có độ khó cao, thí sinh sẽ phải hoàn thành liên tiếp các bài thi và cần hạn chế xảy ra các lỗi nhỏ để tránh bị trừ điểm hoặc tước quyền thi.

Phần thi sa hình gồm 11 bài, tương ứng với 11 dạng địa hình khác nhau. Cụ thể:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co (chữ S).
  • Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
  • Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
  • Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng.
  • Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
  • Bài 11: Kết thúc.

3. Muốn học lái xe ô tô cần làm gì?

Để tham gia thi bằng lái xe ô tô, điều đầu tiên là bạn cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe theo quy định.

  • Điều kiện về độ tuổi
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Điều kiện về sức khỏe 

Người có nhu cầu đăng ký học và thi bằng lái xe ô tô phải thực hiện khám sức khỏe tại các cơ sở. Theo đó, mỗi cá nhân cần có sức khỏe ổn định, đủ tỉnh táo để điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 

Những trường hợp không được dự thi bằng lái xe ô tô là:

  • Người bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
  • Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
  • Người có thị lực dưới 5/10 
  • Người có khuyết tật về mắt như quáng gà, bệnh chói sáng
  • Bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
  • Bị khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

Khi đã đạt điều kiện để thi bằng lái xe ô tô, bạn cần chuẩn bị kỹ hồ sơ và các giấy tờ để đăng ký học.

  • Đối với người học lái xe lần đầu
  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn đối với công dân Việt Nam.
  • Hộ chiếu còn thời hạn đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. 
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú/thẻ thường trú/chứng minh thư ngoại giao/chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. 
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Đối với người học lái xe nâng hạng
  • Hồ sơ tương tự như trên.
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở/bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng lên hạng D, E
  • Bản sao Giấy phép lái xe

4. Học lái xe oto ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

Nếu đang tìm hiểu một trung tâm đào tạo lái xe ô tô để thi bằng lái xe ô tô tại Hà Nội, bạn có thể chọn Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt – đơn vị đã được Tổng cục đường bộ chứng nhận theo đúng tiêu chuẩn quy định. 

Thái Việt hiện đang đào tạo các hạng bằng lái xe bao gồm: Hạng A1, B1, B2 , C và liên kết đào tạo nâng hạng D – E. 

Thái Việt là đơn vị được Tổng cục đường bộ chứng nhận theo đúng tiêu chuẩn quy định (Ảnh: Sưu tầm)

Những ưu điểm tuyệt vời khi là học viên của Thái Việt

  • Xe tập hiện đại

Thái Việt có phương tiện dạy và học đặc biệt hiện đại, chất lượng. Xe tập được cung cấp luôn mới, máy móc và động cơ êm ái, dễ thao tác.

Bên cạnh đó, lượng xe tập ở đây cũng đa dạng để học viên có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích.

  • Giảng viên giỏi, có kinh nghiệm lâu năm

Đến với Thái Việt, học viên sẽ được giảng dạy, hướng dẫn bởi các giáo viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm trong nghề. Những người thầy này luôn sở hữu nghiệp vụ sư phạm chuyên nghiệp, có đạo đức tốt. 

  • Đúng giờ và chuyên nghiệp

Môi trường giảng dạy và học tập tại Thái Việt luôn đảm bảo sự chuyên nghiệp, kỷ luật cao. Trung tâm cam kết dạy luôn đúng giờ, đủ giờ để tối ưu về chi phí và thời gian cho các học viên.

  • Học bổ túc lái xe 1 kèm 1

Học bổ túc tay lái 1 kèm 1 ở Thái Việt sẽ giúp người học rèn luyện tốt và kỹ hơn các kỹ năng lái xe. Học viên được cầm lái toàn thời gian và đặc biệt, có dịch vụ đưa đón tận nhà (nếu có nhu cầu).

  • Lịch tập linh hoạt

Lịch học thực hành có thể do học viên tự sắp xếp sau đó cùng giáo viên lên kế hoạch phù hợp. Hiện tại, lịch tập bổ túc tay lái ô tô ở trung tâm sẽ diễn ra từ 7h – 20h (kể cả T7, CN, trừ ngày nghỉ lễ theo quy định). 

Như vậy, để việc học bằng lái xe ô tô được dễ dàng và hiệu quả thì bạn nên tìm kiếm một trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng. Hãy tham khảo và có sự lựa chọn kỹ càng để sớm nhận được tấm bằng trên tay như ý. 

Thông tin:

  • Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt
  • Hotline: 1900 0329
  • Website: https://daylaixehanoi.vn/
  • VPGD: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu giấy, Hà Nội.
  • Trụ sở & sân sát hạch: Thôn Kiều thị, xã Thắng Lợi, H. Thường Tín, Hà Nội