Top sân bay LỚN nhất Việt Nam như: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh,… Đây đều là một trong những sân bay lớn nhất Việt Nam nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng naototnhat.com tìm hiểu cụ thể về từng sân bay nhé!
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khởi công vào năm 1930, với tổng diện tích 1500 ha đứng thứ nhất về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga, …và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.
Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 07L/25R dài 3.048m rộng 45m, đường băng 07R/25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với 10 cầu lồng hàng không (nhiều hơn sáu cái so với ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400, Boeing 777-200/300, Airbus A350, Boeing 767, Airbus A330, Boeing 787, Airbus A380,… về sân đỗ có cả 100 vị trí đỗ (dành cho khai thác thương mại và đỗ qua đêm), có khả năng tiếp thu được các loại tàu bay thân lớn như A380, B747,…
Sân bay này là nơi hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam – đơn vị quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là cửa ngõ hàng không quan trọng của thủ đô Hà Nội, thuộc xã Phú Minh – huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội cách trung tâm thủ đô Hà Nội 27km về phía Tây Bắc, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình dương – vùng kinh tế đang phát triển đầy tiềm năng.
Sân bay Nội Bài được trang bị 2 đường băng dài 3.200m và 3.800m với chiều rộng 45m. Đủ khả năng phục vụ mọi loại máy bay như Airbus A340, Airbus A330, Boeing 747, Boeing 767, kể khả máy bay chở khách Airbus A380. Nhà ga hành khách T1, rồi T2 có dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, hệ thống trang thiết bị đảm bảo phục vụ bay được đầu tư đồng bộ và ngày càng được hiện đại hóa, đủ năng lực phục vụ hàng triệu lượt khách /năm
Trung bình mỗi ngày Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ gần 600 lượt chuyến bay với hơn 80 ngàn lượt khách. Nay do thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, sản lượng vận chuyển hàng khoogn sụt giảm đáng kể. Tuy vậy đội ngũ cán bộ, nhân viên cảng vẫn miệt mài làm việc để chuẩn bị tốt cho những hành trình bay tuyệt đối an toàn.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Sân bay Đà Nẵng xây dựng từ năm 1940, nằm ngay quận Hải Châu, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông, giao thông rất thuận tiện. là cảng hàng không chủ đạo phục vụ nhu cầu giao thông hàng không cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có 2 đường cất hạ cánh, được trang bị hệ thống đèn tín hiệu, các hệ thống phù trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, DVOR\DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp, thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại… có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, AN-124, MD-11… cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước sau Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ…
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tọa lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, thuộc địa giới Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang 35km phía Bắc, cách Tp Cam Ranh 10km phía Nam.
Sân bay Cam Ranh trước đây do quân đội Hoa kỳ xây dựng và được sử dụng là căn cứ không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Năm 1973, sau hiệp định Paris, Hoa kỳ trao căn cứ này lại cho không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, sân bay Cam Ranh tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự cho tới năm 2004. Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh ngày nay là cảng hàng không dân sự chính, phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của ngành hàng không, ngày 16/08/2007, Chính phủ đã ra Quyết định nâng cấp Cảng hàng không Cam Ranh trở thành Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (cùng với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài – Huế).
Nhà ga hành khách mới Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được thiết kế hiện đại kết hợp với nét đặc trưng truyền thống của địa phương, thân thiện với môi trường, có diện tích: 13.995m2; diện tích sân đỗ ô tô và đường giao thông: 33.920m2 được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng tháng 12/2009; công suất 800 hành khách/giờ cao điểm; Trong đó, ga quốc nội 600 hành khách/giờ cao điểm, ga quốc tế 200 hành khách/giờ cao điểm. Với dây chuyền công nghệ 1,5 cao trình, sử dụng 2 cầu ống lồng dẫn khách;
Sân bay đạt cấp 4D (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới – ICAO); đủ năng lực phục vụ đáp ứng các loại tàu bay: B-767/ Boeing-777; Airbus-330 và tương đương.
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài – Huế
Sân bay Phú Bài do thực dân Pháp xây dựng năm 1940 và được nước ta đưa vào khai thác đưa vào khai thác từ ngày 26/3/1976. Nằm ở phía nam thành phố Huế cách trung tâm thành phố 15 km sân bay Phú Bài tọa lạc tại thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Sân bay có vị trí, địa lý quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung. Hơn nữa, đây là cầu nối quan trọng giữa các miền trong cả nước và quốc tế.
Sân bay quốc tế Phú Bài hiện có đường băng dài 2700 m, rộng 45 m, có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyến bay đêm. Cảng HKQT Phú Bài là nơi đặt trụ sở của hãng hàng không Vietravel Airlines. Sân bay này có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus A320, Airbus A321.
Cảng hàng không quốc tế Vinh
Cảng hàng không Vinh do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1937 nằm trong địa giới hành chính thuộc địa phận Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An. Cảng hàng không Vinh cách trung tâm Thành phố Vinh 8 km về phía Bắc.
Cảng hàng không quốc tế Vinh với tổng diện tích 434,5 ha, có một đường cất hạ cánh dài 2400 m, rộng 45 m, bề mặt bê tông at-phan. Sân đỗ máy bay (apron) có diện tích 38.438 m² đáp ứng cho 7 vị trí đỗ máy bay. Thiết bị dẫn đường: Hệ thống đèn tiệm cận; đèn thềm; đèn cánh thềm; đèn giới hạn đường CHC; đèn lề đường CHC; đèn lề đường băng, Khai thác các loại máy bay: ATR-72, A320, A321, B737-400, Fokker70 và tương đương.
Hiện nay, tại sân bay Vinh mặc dù là cảng hàng không quốc tế nhưng không có một đường bay quốc tế nào, các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air,Bamboo Airways,Vasco,và Pacific Airlines đang khai thác bình quân 35 lượt chuyến bay/ngày. Riêng dịp Tết nguyên đán khai thác bình quân 40-64 chuyến/ngày.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được hình thành trên cơ sở là một sân bay quân sự lớn do Pháp xây dựng. Sua giải phóng miền Bắc 1955, sân bây được cải tạo và nâng cấp đẻ trở thành sân bay dân dụng từ sau năm 1985.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi là cảng hàng không có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc đồng bằng Bắc bộ, nằm trên địa bàn Quận Hải An – thành phố Hải Phòng; cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông Nam, cách Cảng biển Hải Phòng (6 Km), khu Du lịch Quốc tế Đồ sơn (25 Km), khu Công nghiệp Đình Vũ (8 km) và xa hơn một chút là khu Du lịch Cát Bà; khu Du lịch Quốc tế Tuần Châu, Vịnh Hạ Long….
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi có một đường cất hạ cánh dài 3050 m, rộng 45 m, bề mặt bê tông xi măng, bê tông nhựa. 10 vị trí đỗ máy bay có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn như Boeing 777, Boeing 767, Boeing 787, Boeing737-400, Airbus A330, Airbus A350, Airbus 320-321 và tương đương.
Cảng hàng không Liên Khương
Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Hiện nay đây là sân bay lớn nhất vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vị trí sân bay thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam và trung tâm thị trấn Liên Nghĩa 2 km về phía Bắc.
Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng. Hiện nay sân bay có một đường cất hạ cánh dài 3.250 m, sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m² với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70; Sân đậu ôtô có diện tích 1.478 m². Nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m². có thể đón các loại máy bay tầm ngắn như Fokker, ATR72, Airbus A320, Airbus A321.Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa.
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ
Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ được xây dựng vào những năm 1960 tại phường Trà An quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ, Phía đông của Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ cách sông Hậu Giang 700m, phía Bắc cách rạch Trà Nóc 500m, phía Tây giáp với rạch Bà Lý. Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho Cần Thơ và khu vực, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được xây dựng theo tiêu chuẩn sân bay cấp 4E của ICAO. Nhà ga hành khách có diện tích sàn 20.750m2 2 cao trình đi đến, với công suất 2 triệu hành khách/năm. Cùng với đường hạ cất cánh dài 3.000m- rộng 45m và 6 sân đỗ tàu bay, sân bay Cần thơ khai tác các loại máy bay: B747, B777, A320, A321 và tương đương.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam của đảo Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Phía Bắc giáp ấp Suối Mây, phía Nam sân bay giáp ấp Dương Tơ, phía Đông giáp xã Hàm Ninh, phía Tây giáp với bờ biển (cách khoảng 900m).
Sân bay Phú Quốc được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A 320- A 321 vào giờ cao điểm với diện tích 60000m2; nhà ga hành khách và đường vào nhà ga có diện tích 24.000 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm.
Trên đây là top sân bay lớn nhất Việt Nam mà naototnhat.com đã tổng hợp và đánh giá dựa trên Internet. Hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ bạn có được những thông tin bổ ích.
Tham khảo thêm