Gấp rưỡi là đơn vị đo lường thường hay sử dụng trong toán học hoặc các công trình đời sống đều gặp phải, những không phải ai cũng biết gấp rưỡi là bao nhiều, cách tính gấp rưỡi và phân biệt được gấp rưỡi với gấp đôi. Vậy thì dưới đây Nào Tốt Nhất sẽ giúp mọi người biết về gấp rưỡi và những bài tập liên quan để dễ hình dung.
Gấp rưỡi là gì
Nghĩa của từ gấp rưỡi
Gấp rưỡi là một khái niệm dùng để chỉ số lượng của các sự vật, hiện tượng có trong đời sống như con người, đồ vật, khái niệm, đơn vị… và được sử dụng nhiều trong toán học. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được gấp rưỡi là bao nhiêu, mặc dù nghe thì quen thuộc nhưng tính như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Thường thì từ “gấp rưỡi” hay xuất hiện trong giáo dục hơn vì các em học sinh hay phải tiếp xúc với bài toán, hay các bài văn miêu tả kích thước đồ vật nào đó. Đặc biệt từ gấp rưỡi sẽ được giới thiệu cho các em học sinh từ lớp 4 lớp 5 trong các bài học, vì vậy mọi người hãy cùng làm quen với gấp rưỡi và hiểu thêm về từ này trong những thông tin dưới đây nhé.
Gấp rưỡi là bao nhiêu phần số
Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi do mọi người đặc ra là gấp rưỡi là bao nhiêu phần số cũng sẽ được giải đáp trong phần này.
Ý nghĩa của gấp rưỡi là gấp 1,5 lần hoặc 3/2 lần, thường sử dụng trong toán học hoặc sử dụng trong đo lường chiều dài, chiều rộng hoặc chiều cao của các sự vật.
Nếu trong bài toán đề cập mãnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng, trong đó chiều rộng là 2 mét, vậy chị chiều dài sẽ hơn 1,5 lần. Tính theo công thức gấp rưỡi là 2 x 1,5 = 3 mét.
=>Dựa vào ví dụ trên thì bạn có thể ứng dụng trong các cách tính gấp rưỡi để tìm ra sự chính xác của đơn vị đồ vật đang sở hữu mà bạn đang tìm kiếm.
Tại sao gấp rưỡi là 3/2
Gấp rưỡi là 1,5 lần, thì theo công thức của phân số 3/2 sẽ bằng 1,5, như vậy trong cách tính gấp rưỡi, mọi người có thể nhân cho 1,5 lần hoặc dùng phép tính nhân cho 3/2 đều ra cùng một kết quả cả.
Ngoài ra xét theo trong toán học thì gấp rưỡi có thể gọi bằng các phân số khác nhau như 6/4, 9/6… vì đều cho ra kết quả là 1,5 cả, do phép tính rút gọn nhưng hiếm khi được sử dụng. Như thế thì mọi người có thể hiểu được vì sao nhiều trường hợp không dùng 1,5 mà dùng 3/2 hoăc 6/4, 9/6… trong toàn học hoặc đo lường đơn vị hay sử dụng mà nếu là người trong nghề sẽ tự hiểu là 1,5, cũng là gấp rưỡi.
Chiều dài gấp rưỡi chiều rộng là bao nhiêu
Cũng giống như ví dụ trên về gấp rưỡi, tức là 1,5 lần hoặc 3/2 lần thì khi bạn có một đơn vị chiều rộng thì có thể biết được đơn vị chiều dài bao nhiêu.
Vì dụ như sau, trong một hình chữ nhật có
+ Chiều rộng là 5 mét
+ Chiều dài hình chữ nhật đó gấp rưỡi chiều rộng
=>>Như vật có thể hiểu là chiều dài hơn 1,5 lần chiều rộng, hoặc hơn 3/2 lần chiều rộng, bạn cứ áp dụng công thức nhân với 1,5 hoặc 3/2 sẽ có được kết quả của chiều dài.
- 5 mét x 1,5 lần = 7,5 mét
Với ví dụ đơn giản trên thì câu trả lời trên không còn khó khăn với mọi người nữa, gấp rưỡi thì chỉ cần nhân với 1,5 lần, bấm máy tính thì mọi người sẽ biết được kết quả ngay. Ứng dụng cách này mọi người cũng có thể chia sẻ với con em học sinh của mình về cách tính gấp rưỡi trong khi lên lớp hoặc bài tập về nhà.
Gấp rưỡi và gấp đôi giống nhau không?
Gấp rưỡi với gấp đôi hoàn toàn là hai khái nhiệm khác nhau mà các bạn học sinh không nên nhầm lẫn, để biết khác nhau chỗ nào thì bạn phải hiểu gấp đôi là gì?
Gấp đôi cũng là từ chỉ số lượng, đơn vị lớn hơn gấp rưỡi, có nghĩa là gấp 2 lần, ví dụ độ dài của thanh sắt màu đỏ là 2 cm, độ dài của thanh sắt màu xanh gấp đôi thanh màu đỏ, có nghĩa là 2cm x 2 lần = 4 cm.
Tức là trong bài toán tính đơn vị thì gấp gôi nhân cho 2, còn gấp rưỡi chỉ nhân cho 1,5, và đơn bị gấp đôi lớn hơn gấp rưỡi, mọi người đừng nhầm lẫn và tính toán sai nhé.
So với ví dụ trên thì khi đề cập gấp rưỡi với gấp đôi cũng dùng chung 1 phép tính nhân, nhưng nếu là gấp rưỡi nhân 1,5 lần hoặc 3/2, còn gấp đôi thì nhân 2 lần.
Bài tập gấp rưỡi là bao nhiêu lớp 4, lớp 5
Dưới đây là một số bài tập vận dụng gấp rưỡi trong khối lớp 4 và lớp 5, giúp các em học sinh dễ hình dung về khái niệm này và biết cách tính độ dài, rộng, cao của một sự vật nào đó chỉ với phép tính đơn giản.
Ví dụ 1: một hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng, chu vi bằng 180m. Sau đó người ta kéo chiều dài cộng thêm 5 mét để đáp ứng yêu cầu. Vậy câu hỏi như sau: phải kéo dài chiều rộng thêm bao nhiêu mét để được một hình vuông.
Lời giải
Bước 1: Chu vi hình chữ nhật bằng 180m, vậy nửa chu vi hình chữ nhật sẽ là
=> 180 : 2 = 90 (mét)
Bước 2: Vì chiều dài của hình chữ nhật gấp rưỡi chiều rộng, và nửa chu vi là 90 mét, theo công thức tính nửa chu vi ta có
Chiều dài + chiều rộng = 90
=> ( chiều rộng x 1,5) + Chiều rộng = 90
=> 2,5 chiều rộng = 90
=> chiều rộng = 90 : 2,5
=> chiều rộng = 36 (mét)
=> Chiều dài gấp rưỡi chiều rộng: 36 x 1,5 = 54 mét
=>Như vậy tạm thời ta có chiều dài là 54 mét và chiều rộng là 36 mét.
Bước 3: Muốn tạo thành hình vuông thì cần kéo chiều rộng bằng chiêu dài tức là lấy 54 – 36 = 18 (mét), vậy chiều rộng kéo dài thêm 18 mét nữa sẽ tạo được hình vuông. Và đây là đáp án của bài toán gấp rưỡi dành cho học sinh lớp 4 và lớp 5.
Ví dụ 2: Mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 2 mét, chiều dài chưa biết, nhưng chủ vườn bảo là chiều dài mảnh vườn gấp rưỡi chiều rộng. Bạn hãy tính chu vi của mãnh vườn đó.
Lời giải
Bước 1: Tìm chiều dài của mảnh vườn
Chiều dài mảnh vườn bằng
=>Chiều rộng x 1,5 = 2 x 1,5 = 3 ( mét) => Chiều dài là 3 mét
Bước 2: Tính chu vi của mảnh vườn
Công thức tính chu vi: (Chiều Dài + Chiều rộng) x 2
Như vậy ta có chu vi mảnh vườn bằng
(2 + 3) x 2 = 10 Mét
=> Kết luận đáp án chu vi của mảnh vườn là 10 mét, sau phép tính này thì bạn cũng biết cách tính được đơn vị khi gấp rưỡi như thế nào, từ đó ứng dụng được trong các bài toán và đời sống hằng ngày.
Trên đây là lời giải gấp rưỡi là bao nhiêu, hiểu đúng về gấp rưỡi và cách tính gấp rưỡi ứng dụng trong toán học và đời sống hằng ngày. Hy vọng những kiến thức trên giúp các bạn học sinh hiểu được khái niệm về đơn vị tính này và có thể ứng dụng cách tính gấp rưỡi trong bài tập hằng ngày hoặc những sự vật trong đời sống.